Bí quyết bấm huyệt lưu thông máu hiệu quả nhanh và lưu ý quan trọng

Đăng tải lúc 00:01, 30-01-2022

Bấm huyệt lưu thông máu từ lâu đã được xem là một phương pháp trị liệu hữu hiệu trong các vấn đề liên quan đến sức khoẻ. Vậy cách thức hoạt động bấm huyệt như thế nào, những lợi ích của bấm huyệt ra sao. Ở bài viết này, Nattoenzym sẽ hướng dẫn chi tiết có thể thực hiện ngay tại nhà.

1. Tìm hiểu về bấm huyệt lưu thông máu

Về nguyên lý hoạt động của bấm huyệt lưu thông máu sẽ dựa trên nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể như sau:

1.1 Theo y học cổ truyền

Bấm huyệt dựa trên quan niệm cổ xưa của người Trung Quốc sẽ liên quan đến Khí (hay nguồn năng lượng sống còn). Theo quan niệm này, khí chảy trong cơ thể mỗi người. Nếu một người cảm thấy căng thẳng, lo âu, cơ thể sẽ ngăn khí lại gây mất cân bằng cơ thể và bệnh tật. Chính vì vậy, mục đích của bấm huyệt lưu thông máu chính là giúp cho khí huyết lưu thông, đảm bảo cơ thể ở trạng thái cân bằng cũng như tránh gây nguy cơ bị bệnh tật.

Cũng theo y học cổ truyền, các bộ phận khác nhau trên cơ thể sẽ tương ứng với các điểm huyệt đạo khác nhau. Các chuyên gia bấm huyệt sẽ dựa vào sơ đồ huyệt đạo và xác định vị trí gây áp lực ở bàn tay, bàn chân hay ở tai. Họ tin rằng, sự tiếp xúc này sẽ truyền năng lượng, chảy qua cơ thể người và tới vị trí cần được chữa trị.

Bấm huyệt lưu thông máu giúp khí huyết lưu thông

Bấm huyệt lưu thông máu giúp khí huyết lưu thông

1.2 Theo y học hiện đại

Các nhà khoa học nước Anh đã tìm ra sự liên hệ giữa các dây thần kinh kết nối da với các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Cùng với đó, họ phát hiện toàn bộ thần kinh của con người (cả xúc giác) có xu hướng điều chỉnh dựa trên các yếu tố môi trường bên ngoài. Như vậy, việc bấm huyệt lưu thông máu có thể làm dịu hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, thoải mái, mang đến nhiều lợi ích khác.

1.3 Các quan điểm khác về bấm huyệt lưu thông máu

Một số quan điểm khác cho rằng, bộ não chúng ta tạo ra cơn đau như là một trải nghiệm chủ quan. Thông thường, bộ não của chúng ta sẽ phản ứng với những cơn đau về thể xác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có tạo ra cơn đau để phản ứng lại các trạng thái cảm xúc và tinh thần. Một vài người tin rằng, việc bấm huyệt lưu thông máu sẽ làm giảm cơn đau thông qua các tác động lực cũng như xoa dịu các huyệt đạo. Từ đó, giúp cải thiện tâm trạng và làm giảm cảm giác căng thẳng cho người bệnh.

Một quan điểm về cách thức hoạt động bấm huyệt khác như sau. Cơ thể được chia làm 10 vùng theo chiều dọc, mỗi vùng chứa các bộ phận khác nhau, tương ứng với từng ngón chân, ngón tay riêng. Vậy nên, theo quan niệm này, việc tác động lực vào ngón chân, ngón tay hay thậm chí là tai. Cho phép họ tiếp cận với những bộ phận tương ứng với một vùng cụ thể của cơ thể con người.

2. Những lợi ích khi bấm huyệt lưu thông máu

Cải thiện lưu thông khí huyết thông qua bấm huyệt lưu thông máu là phương pháp hữu ích giúp kích thích vị trí các huyệt đạo. Nhờ đó, tăng lưu trong máu trong các thành mạch và dây thần kinh. Có thể nói, phương pháp này tác động lên hầu hết các cơ quan của cơ thể, mang lại nhiều lợi ích nổi bật như sau:

  • Giúp cơ thể thư giãn, giảm bởi tình trạng đau nhức, tê mỏi, căng thẳng.
  • Làm tan các cục máu tắc nghẽn, ứ trệ, ngăn chặn tình trạng phù nề, sưng viêm.
  • Tăng cường tuần hoàn máu, phục hồi cơ quan đang bị tổn thương.
  • Kích thích khí huyết lưu thông, ngăn chặn hình thành huyết khối.
  • Thúc đẩy hoạt động chuyển hoá oxy, kích thích quá trình hấp thụ dưỡng chất, đẩy nhận hoạt động giải độc.

3. Cách bấm huyệt lưu thông máu hiệu quả nhanh

Phương pháp bấm huyệt lưu thông máu được truyền bá rộng rãi như một một phương thức trị bệnh. Vậy làm thế nào để bấm huyệt lưu thông máu hiệu quả? Tùy vào biểu hiện cụ thể của bệnh sẽ có những cách bấm huyệt lưu thông máu như sau:

Bấm huyệt lưu thông máu được ứng dụng như một phương thức trị bệnh

Bấm huyệt lưu thông máu được ứng dụng như một phương thức trị bệnh

3.1 Huyết ở tạng Phế

Huyết ở tạng Phế là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như khó thở, ho khan, tiếng thở rít, đau ngực và khó ngủ. Để bấm huyệt lưu thông máu hiệu quả cho tạng Phế, bạn có thể áp dụng các điểm huyệt sau:

  • Gây ho nên bấm huyệt huyệt Liệt khuyết, Xích trạch, Phế du, Thái uyên,... 
  • Gây hen suyễn nên bấm huyệt Chiên trung, Phế du, Phong long, Thiên đột,...

Huyệt liệt khuyết điều trị các chứng ho

Huyệt liệt khuyết điều trị các chứng ho

3.2 Huyết ở tạng Tỳ

Huyết ở tạng Tỳ là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược cơ thể và tiêu chảy. Để bấm huyệt lưu thông máu hiệu quả cho tạng Tỳ, bạn có thể áp dụng các điểm huyệt sau:

  • Gây ra tình trạng nôn mửa thì nên bấm huyệt Nội quan, Công tôn, Trung quảng, Túc tâm lý, Trung quản,... 
  • Nếu gây ra tình trạng nấc thì bấm huyệt Túc tam lý, Cách du, Nội quan,... hoặc gặp tình trạng đầy bụng thì bấm huyệt Thái bạch, Tỳ du, Túc tam lý.

Huyệt nội quan và ngoại quan hạn chế nôn mửa và nấc

Huyệt nội quan và ngoại quan hạn chế nôn mửa và nấc

3.3 Huyết gây ăn uống kém, suy dinh dưỡng

Huyết gây ăn uống kém và suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như mất cân bằng năng lượng, suy nhược cơ thể và suy giảm trí nhớ. Để bấm huyệt lưu thông máu hiệu quả cho tình trạng này, bạn có thể áp dụng các điểm huyệt sau: bấm huyệt Tam âm giao, Huyết hải, Túc tam lý, Vị du, Tỳ du,...

Huyết gây ăn uống kém, suy dinh dưỡng thì bấm huyệt tam quan

Huyệt tam âm giao giúp ăn ngon và giảm suy nhược

3.4 Huyết do khí hư

Huyết do khí hư là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ và mệt mỏi. Để bấm huyệt lưu thông máu do khí hư, bạn có thể áp dụng các điểm huyệt sau: Bấm huyệt Phế du, Vị du, Tỳ du, Khí hải, Đản trung, Túc tam lý,...

Bấm huyệt phế du để giảm thiểu tình trạng đau đầu, mệt mỏi

Bấm huyệt phế du để giảm thiểu tình trạng đau đầu, mệt mỏi

Lưu ý: Mỗi huyệt đạo nên được thao tác từ 1 đến 2 phút trong một lần bấm huyệt và lặp là 2,3 lần trong 1 ngày. Thông thường, một liệu trình bấm huyệt có thể kéo dài từ 2 tuần đến 3 tuần. Nếu bệnh tình chưa đạt được kết quả mong muốn thì có thể lặp lại liệu trình từ 2-3 lần theo từng bệnh cụ thể.

4. Những lưu ý khi bấm huyệt lưu thông máu

Để quá trình bấm huyệt lưu thông máu đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Người ăn quá no hoặc quá đói, đang say sỉn không được bấm huyệt.
  • Vùng da được bấm huyệt phải lành lặn để tránh nhiễm trùng.
  • Nếu người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu do ứ trệ khí huyết cần phải được xử lý cấp cứu, sau đó mới cải thiện bằng bấm huyệt.
  • Tránh bấm huyệt quá sâu hoặc quá mạnh, có thể gây đau hoặc làm tổn thương các cơ quan nội tạng.
  • Nếu bạn đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bấm huyệt.
  • Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc có bệnh mãn tính, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bấm huyệt.
  • Không nên bấm huyệt trên vùng da bị tổn thương hoặc có vết thương hở.
  • Nếu bạn không tự tin hoặc chưa có kinh nghiệm về bấm huyệt, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia y tế.

5. NattoEnzym Red Rice - bí quyết giúp bạn tăng lưu thông máu hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp bấm huyệt, hay xây dựng một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, khoa học. Mọi người có thể bổ sung các thực phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu như NattoEnzym Red Rice Enzym.

Đây là sản phẩm thuộc dòng NattoEnzym thuộc công ty Dược Hậu Giang. Và được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt và nhận chứng nhận JNKA bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Với các thành phần chính là Nattokinase và men gạo đỏ, hỗ trợ làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời, sản phẩm còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, tan cục máu đông và cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả. Giúp làm giảm tai biến, đột quỵ cũng như ngừa tái đột quỵ.

Qua bài viết trên được chia sẻ  bởi NattoEnzym, có thể thấy bấm huyệt lưu thông máu là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiề u bệnh lý liên quan đến tuần hoàn máu. Việc bấm huyệt có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau và căng thẳng, tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, việc áp dụng bấm huyệt cần được thực hiện đúng cách và lưu ý những điều cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn có bất kỳ bệnh lý nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bấm huyệt.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook