Bệnh nhân bị thiếu máu nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe?

Đăng tải lúc 00:02, 23-02-2022

Tình trạng thiếu máu diễn ra phổ biến đối với rất nhiều đối tượng và lứa tuổi hiện nay. Cùng giải đáp bị thiếu máu nên ăn gì hồi phục nhanh chóng sau đây nhé.

Thiếu máu là tình trạng dẫn tới các hệ luỵ khó lường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Nhưng hầu hết người bệnh vẫn chưa biết bị thiếu máu nên ăn gì. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất.

1. Thiếu máu: Những thông tin cần biết

Tình trạng thiếu máu diễn ra ở mọi lứa tuổi và nếu không được cải thiện sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Do đó, cần nắm rõ những thông tin về bệnh lý này sau đây

1.1 Thiếu máu là gì?

Định nghĩa

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu và lượng huyết sắc tố trong máu ngoại vi giảm đi. Điều này gây ra thiếu oxy dẫn đến các mô của tế bào hoạt động trong cơ thể. Lúc này, việc tìm hiểu bị thiếu máu nên ăn gì rất cần thiết để cải thiện sức khỏe.

Nguyên nhân

Tình trạng thiếu máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau sau đây:

  • Thiếu máu do viêm cấp tính hoặc mãn tính như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, ung thư, HIV/AIDS, thận,...
  • Thiếu máu không tái tạo do nhiễm trùng, tiếp xúc hóa chất độc hại, bệnh tự miễn.
  • Thiếu máu do thiếu sắt.
  • Thiếu máu do thiếu Vitamin, đặc biệt là Vitamin B12 và Folate.
  • Bị tan máu bẩm sinh.
  • Mắc bệnh lý thiếu máu hồng cầu hình liềm.

1.2 Tác động của bệnh thiếu máu đối với sức khỏe?

Trước khi tìm hiểu bị thiếu máu nên ăn gì, bạn cần biết rõ tác động tiêu cực của bệnh thiếu máu đối với sức khỏe. Số lượng hồng cầu và lượng huyết sắc tố giảm khiến oxy cung cấp cho tế bào giảm. Điều này gây ra các ảnh hưởng nguy hại như:

  • Cơ thể bị mệt mỏi và uể oải thường xuyên.
  • Thần kinh tổn thương, dẫn tới trí tuệ bị giảm sút.
  • Rối loạn khả năng vận động.
  • Rối loạn khả năng thị giác.
  • Dễ bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch hơn.
  • Thai kỳ có thể gặp nhiều vấn đề nguy hiểm.
  • Thậm chí là tử vong.

Thiếu máu có thể gây ảnh hưởng đối với sức khỏe

Thiếu máu có thể gây ảnh hưởng đối với sức khỏe

1.3 Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang bị thiếu máu

Khi nhận thấy có dấu hiệu mắc bệnh lý thiếu máu, bạn cần tìm hiểu ngay bị thiếu máu nên ăn gì. Việc này cần được tiến hành khi nhận thấy các triệu chứng sau đây:

  • Cơ thể nhanh chóng mất năng lượng, dễ mệt mỏi.
  • Nhịp tim bất thường, đặc biệt là khi vận động mạnh.
  • Khó thở, đau đầu.
  • Mất tập trung.
  • Da dẻ nhợt nhạt.
  • Thường xuyên bị chuột rút.
  • Mất ngủ, khó ngủ.

Xem thêm: Thiếu máu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

2. Bị thiếu máu nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe?

Thực phẩm bổ máu không chỉ giúp bạn ngăn ngừa mà còn cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả. Hãy tham khảo ngay các loại thực phẩm phù hợp với từng đối tượng người bệnh sau đây.

2.1 Bé bị thiếu máu nên ăn gì?

Tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ nếu phát hiện sớm sẽ không quá nguy hiểm, nhưng sinh ra nhiều phiền toái. Quá trình phát triển toàn diện sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là gián đoạn. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm tăng sinh máu cho bé khi tìm hiểu bị thiếu máu nên ăn gì như:

  • Trẻ đang trong thời gian bú sữa mẹ chỉ có thể lựa chọn sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất với đầy đủ dinh dưỡng.
  • Thịt đỏ và hải sản giúp tăng sắt và Vitamin.
  • Gan lợn: Chứa nhiều Vitamin A, B, D và nhiều khoáng chất khác.
  • Rau củ và các loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng.

2.2 Bầu bị thiếu máu nên ăn gì?

Bà bầu gặp tình trạng thiếu máu có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm trong thai kỳ. Để cải thiện sức khỏe, nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa sắt: Chuối, các loại thịt đỏ, gan động vật, bí đỏ.
  • Thực phẩm chứa Vitamin: Cà chua (Vitamin A), Cam (Vitamin C).
  • Thực phẩm chứa Canxi: Nho, trứng.

Các loại thực phẩm lý tưởng dành cho người thiếu máu

Các loại thực phẩm lý tưởng dành cho người thiếu máu

2.3 Bị thiếu máu não nên ăn gì?

Về cơ bản, hệ tuần hoàn có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới lưu lượng máu lên não. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng thiếu máu não cần nhanh chóng bổ sung các thực phẩm phục hồi sau:

  • Thịt bò.
  • Cá hồi.
  • Lòng đỏ trứng gà.
  • Hải sản.
  • Rau màu xanh, cà rốt.
  • Dâu tây và mâm xôi.
  • Hạt óc chó, ngũ cốc nguyên hạt.

2.4 Các trường hợp khác

Ngoài các đối tượng đặc biệt trên, khi tìm hiểu bị thiếu máu nên ăn gì cũng không nên bỏ qua những trường hợp phổ biến sau:

  • Thực phẩm nhiều Sắt.
  • Thực phẩm giàu Vitamin B12, Vitamin C và Vitamin A.
  • Thực phẩm giàu Folate.
  • Thực phẩm giàu Protein.

Xem thêm: Thiếu máu não có nguy hiểm không? Chi tiết về bệnh thiếu máu não

3. Nguyên tắc dinh dưỡng trong chế độ ăn khi bị thiếu máu

Chế độ dinh dưỡng góp phần lớn trong việc cải thiện chứng bệnh thiếu máu. Dù bị thiếu máu nên ăn gì, uống gì, người bệnh cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc cân đối và đầy đủ. Cụ thể như sau:

3.1 Uống đủ nước - Duy trì lưu thông máu tốt

Nước chính là yếu tố hàng đầu giúp máu hạn chế đặc quánh và được lưu thông dễ dàng. Đồng thời, khả năng tuần hoàn máu tốt cũng giúp giảm đi nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, việc uống nước đủ nhu cầu cơ thể mỗi ngày cần được ưu tiên hàng đầu.

3.2 Tránh các chất như caffeine và calcium

Caffeine từ Cafe hoặc Calcium từ sữa có thể ức chế khả năng hấp thụ sắt. Mà trong đó, sắt lại là một trong những yếu tố cần thiết nhất để sản sinh hồng cầu. Bạn cần hạn chế ăn thực phẩm giàu sắt và Canxi cùng lúc.

Tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng khi điều trị thiếu máu

Tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng khi điều trị thiếu máu

3.3 Kết hợp sắt với vitamin C, tăng cường hấp thụ sắt

Khi tìm hiểu bị thiếu máu nên ăn gì, bạn cần phải biết cách kết hợp thực phẩm giàu sắt và Vitamin C. Đây là cách lý tưởng để tăng cường khả năng hấp thụ sắt, rất tốt cho máu.

3.4 Ăn thêm các bữa phụ - Duy trì cung cấp chất dinh dưỡng

Folate và Vitamin B12 là các dưỡng chất có khả năng hỗ trợ sản xuất hồng cầu rất tốt. Do đó, bạn cần ổ sung thêm những bữa phụ có chứa 2 loại chất này để cải thiện sức khỏe hiệu quả. 

4. Các lưu ý khác khi bị thiếu máu

Khi tìm hiểu bị thiếu máu nên ăn gì bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề khác sau đây:

4.1 Biết rõ nguyên nhân thiếu máu

Việc nắm rõ nguyên nhân thiếu máu có thể giúp bạn đề xuất biện pháp cải thiện tốt nhất từ chính nguyên nhân đó. Đây là phương pháp điều trị thiếu máu hàng đầu được mọi bệnh nhân quan tâm.

Các vấn đề cần lưu tâm khi cải thiện tình trạng thiếu máu

Các vấn đề cần lưu tâm khi cải thiện tình trạng thiếu máu

4.2 Tham vấn chuyên gia y tế

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bản thân, bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn. Các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất và gợi ý các biện pháp cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Bài viết trên đây đã đưa ra các thông tin chi tiết giải đáp vấn đề bị thiếu máu nên ăn gì. Đây được xem là bệnh lý có ảnh hưởng khá phức tạp nên cần được cải thiện càng sớm càng tốt. Để phòng ngừa bệnh thiếu máu não, bạn có thể cân nhắc sử dụng các dòng sản phẩm của  NattoEnzym như NattoEnzym DHA EPA, NattoEnzym, NattoEnzym 1000 theo chỉ định của bác sĩ. NattoEnzym là trang thông tin chính thức về sản phẩm NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang.

Xem thêm: Những dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ không nên bỏ qua

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook