Độ nguy hiểm của các biến chứng sau đột quỵ: Phòng ngừa và điều trị

Đăng tải lúc 00:03, 02-03-2022

Biến chứng sau đột quỵ vô cùng nặng nề và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân cũng như những người thân xung quanh. Cần nắm rõ nguyên nhân và mức độ nguy hiểm để phòng ngừa hiệu quả.

Tỷ lệ bệnh nhân bị biến chứng sau đột quỵ cực kỳ cao và để lại nhiều hậu quả suốt đời. Biến chứng có thể xuất hiện trên nhiều chức năng, bộ phận của cơ thể và ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân. Vậy đột quỵ gây ra những biến chứng gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đột quỵ – Tổng quan và nguyên nhân

Đột quỵ được xếp vào một trong số những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới. Trước đây, căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở những người trên 65 tuổi. Nhưng hiện tại độ tuổi của bệnh nhân ngày càng trẻ hóa và đã có những bệnh nhân dưới 40 tuổi. Bệnh qua đi để lại nhiều biến chứng sau đột quỵ nặng nề. 

1.1 Khái niệm về đột quỵ

Đột quỵ là hiện tượng não không được cung cấp hoặc không có đủ máu, oxy trong một khoảng thời gian. Điều này khiến não bộ không thể tiếp tục hoạt động và gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến não, hệ thần kinh. 

Đột quỵ là hiện tượng não bị tổn thưởng vì không được cung cấp đủ máu và oxy

Đột quỵ là hiện tượng não bị tổn thưởng vì không được cung cấp đủ máu và oxy

1.2 Các nguyên nhân gây ra đột quỵ

Nguyên nhân chính gây ra đột quỵ là tắc nghẽn động mạch hoặc xuất huyết não. Khi có cục máu đông hoặc mảng xơ vữa nằm trong lòng động mạch sẽ gây tắc nghẽn và ngăn cản máu di chuyển đến não. Nếu bệnh nhân có túi phình động mạch lớn, khi túi bị vỡ gây xuất huyết não khiến máu chảy ồ ạt ra ngoài và không thể cung cấp đến vị trí cần. 

1.3 Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc đột quỵ

Tuy chỉ có 2 nguyên nhân chính gây ra đột quỵ nhưng lại có rất nhiều yếu tố nguy cơ khác như: 

  • Có các bệnh lý về tim mạch như rung tâm nhĩ, suy tim, hở van tim,…
  • Bị tăng huyết áp.
  • Bệnh lý tiểu đường.
  • Rối loạn lipid máu.
  • Người đã từng bị hoặc gia đình có người từng đột quỵ, thiếu máu não hay bệnh tim.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy.
  • Thường xuyên hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động.
  • Thừa cân, béo phì, ít vận động.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa cholesterol có hại.
  • Nhóm người trên 55 tuổi.
  • Sử dụng thường xuyên thuốc tránh thai, điều chỉnh hormone.
  • Bệnh lý bất thường về mạch máu.

2. Các biến chứng sau đột quỵ

Theo thống kê có tới 80% bệnh nhân phải chịu các biến chứng sau đột quỵ và 30% trong số đó không thể phục hồi. Tùy theo khu vực não bị tổn thương, thời gian thiếu máu mà bệnh nhân sẽ có những biến chứng khác nhau. 

2.1 Tác động trực tiếp lên chức năng cơ bản của cơ thể

Các biến chứng sau đột quỵ phổ biến cũng như dễ nhận thấy nhất chính là suy giảm chức năng vận động và ngôn ngữ. 

Mất khả năng di chuyển và tự chăm sóc bản thân

Biểu hiện đầu tiên, thường gặp nhất ở các bệnh nhân đột quỵ thể hiện ở một hoặc nhiều chi bị yếu. Hệ thống thần kinh không thể điều khiển được hoạt động, các cơ cũng mất chức năng co duỗi. Cuối cùng, bệnh nhân không thể cầm nắm hay di chuyển để thực hiện các sinh hoạt cơ bản như đứng lên, cởi áo, mặc áo.

Người bị đột quỵ mất khả năng điều khiển các hoạt động của cơ thể

Người bị đột quỵ mất khả năng điều khiển các hoạt động của cơ thể

Tình trạng liệt nửa người

Tùy theo vùng não bị tổn thương mà bệnh nhân sẽ bị liệt nửa bên trái hay bên phải. Biến chứng sau đột quỵ này khiến mọi hoạt động của người bệnh đều sẽ phải phụ thuộc vào người khác. Nằm liệt giường lâu ngày còn khiến họ phải đối mặt với nhiều vấn đề như cứng khớp, loét, viêm phổi…

Khó khăn trong việc nói và hiểu ngôn ngữ

Tổn thương não tại vùng chỉ huy chức năng ngôn ngữ gây ra hiện tượng nói ngọng, nói lắp, khó diễn đạt, âm thanh bị biến đổi hoặc thậm chí không nói được. Và để khắc phục bệnh nhân sẽ phải học lại kỹ năng giao tiếp. 

2.2 Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Bên cạnh ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần. Các biến chứng sau đột quỵ này còn nghiêm trọng và khó điều trị hơn. 

Trầm cảm và lo âu

Người bệnh đột quỵ thường mất khả năng di chuyển, sinh hoạt cá nhân mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người xung quanh hoặc bị rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ…khiến họ tự ti, mặc cảm. Lâu dần chúng sẽ tích tụ thành trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, xúc động. 

Người bị đột quỵ mất khả năng ghi nhớ và rối loạn giấc ngủ dẫn đến trầm cảm

Người bị đột quỵ mất khả năng ghi nhớ và rối loạn giấc ngủ dẫn đến trầm cảm

Rối loạn nhận thức

Biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống và khó hồi phục nhất ở bệnh nhân đột quỵ là sa sút trí tuệ, rối loạn nhận thức. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như suy giảm trí nhớ, hay quên, lơ mơ không tỉnh táo, không hiểu được lời nói của người khác, mất định hướng không gian, thời gian.

2.3 Tác động đến hệ thống thần kinh và thể chất

Tình trạng đau đầu và chóng mặt

Với những tổn thương trên thần kinh và não bệnh nhân thường phải đối mặt với các cơn đau đầu, chóng mặt. Hiện tượng này một phần cũng đến từ việc máu chưa thể cung cấp đầy đủ cho khu vực não bị tổn thương. 

Rối loạn thị giác và thính giác

Tổn thương dây thần kinh thị giác và thính giác có thể gây biến chứng sau đột quỵ như mờ mắt, mù, khó nghe, nghe không rõ và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. 

2.4 Các biến chứng khác

Rối loạn nói, viết và đọc

Đột quỵ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ làm nhiều bệnh nhân không thể nói được. Suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức cũng khiến khả năng đọc, viết bị giảm đi đáng kể. 

Rối loạn nuốt và tiêu hóa

Rối loạn nuốt là một biến chứng sau đột quỵ não cấp. Biểu hiện này có thể không xuất hiện ngay sau cơn tai biến mà tới 1 tuần hoặc 6 tháng sau. Rối loạn nuốt không chỉ gây khó khăn trong ăn uống mà còn có thể khiến bệnh nhân bị sặc, viêm phổi do thức ăn. 

Người bị đột quỵ gặp khó khăn trong việc nuốt

Người bị đột quỵ gặp khó khăn trong việc nuốt

Vấn đề về quyền tự quyết và phụ thuộc

Bệnh nhân đột quỵ thường không phải phục thuộc vào người chăm sóc nên khó có thể tự quyết. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, quyền lợi của họ. 

3. Cách phòng ngừa và điều trị biến chứng sau đột quỵ

Qua những biến chứng sau đột quỵ được kể trên chúng ta có thể thấy đây là một hiện tượng nguy hiểm. Chính vì thế việc phòng ngừa, điều trị đột quỵ cần được quan tâm và coi trọng. 

3.1 Phòng ngừa

Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống

Chúng ta cần duy trì một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa đột quỵ: 

  • Thường xuyên tập thể dục, tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, hoa quả, giảm các thức ăn chiên rán, đồ ăn sẵn.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, cung cấp đủ lượng vitamin, protein, axit amin và hạn chế chất béo có hại, đường, muối. 
  • Không thức khuya, ngủ đúng giờ, đủ thời gian.
  • Hạn chế tối đa chất kích thích.

Thường xuyên luyện tập thể dục để phòng ngừa đột quỵ

Thường xuyên luyện tập thể dục để phòng ngừa đột quỵ

Thực hiện các bài tập thể dục thích hợp

Hầu hết các bài tập thể dục đều có nhiều lợi ích cho tim mạch, não bộ và sức khỏe. Bạn có thể chọn chạy bộ, yoga, bơi lội, đạp xe theo ý thích và phù hợp với thể trạng của bản thân. 

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Nếu bệnh nhân có các yếu tố tăng nguy cơ bị đột quỵ thì cần được thăm khám, điều trị từ sớm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. 

3.2 Điều trị

Điều trị biến chứng sau đột quỵ đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Tùy vào từng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.  

Khôi phục chức năng cơ bản thông qua phục hồi tự nhiên

Tập các bài vật lý trị liệu, phục hồi chức năng giúp cho não bộ và cơ thể người bệnh từ từ phục hồi. Cách bài tập thường được sử dụng cho bệnh nhân đột quỵ như tập vận động, tập kỹ năng, tập nói, tập ghi nhớ…

Điều trị y khoa và dược phẩm

Một số loại thuốc chống trầm cảm, tăng dẫn truyền thần kinh, giảm đau có thể được kê cho bệnh nhân, kết hợp với các phương pháp điều trị y khoa để phục hồi tổn thương não, thực thể do đột quỵ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đạt chuẩn, có công dụng ngăn ngừa đột quỵ uy tín. Ví dụ như thuốc NattoEnzym của Hậu Giang như NattoEnzym DHA EPA, NattoEnzym, NattoEnzym 1000, đã được JNKA Nhật Bản công nhận và chứng minh hiệu quả.

NattoEnzym Dược Hậu Giang

Hỗ trợ thể lực và tâm lý

Bệnh nhân cần có người bên cạnh để hỗ trợ thực hiện các bài tập phục hồi chức năng vận động, ngôn ngữ. Động viên tinh thần, trò chuyện, thông cảm cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị. 

Qua những chia sẻ của chúng tôi ở bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về các biến chứng sau đột quỵ. Từ đó hiểu được sự nghiêm trọng của bệnh lý này và có biện pháp phòng ngừa phù hợp. NattoEnzym là trang thông tin chính thức về sản phẩm NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook