5 giai đoạn tăng huyết áp và những điều người bệnh cần lưu ý

Đăng tải lúc 00:03, 01-03-2022

Mỗi giai đoạn tăng huyết áp sẽ có cách điều trị cũng như biến chứng đi kèm khác nhau. Do đó, người bệnh cần được xác định giai đoạn từ sớm để có hướng xử lý phù hợp.

Biết được người bệnh đang ở giai đoạn tăng huyết áp nào là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì mỗi giai đoạn sẽ có các phương pháp điều trị, ngăn ngừa biến chứng, tiến triển khác nhau. Sự phân chia cấp độ tăng huyết áp chi tiết sẽ được chúng tôi đề cập ở bài viết này.

1. Huyết áp và tầm quan trọng của việc ổn định huyết áp

Huyết áp một chỉ số vô cùng quan trọng để đo lường sức khỏe cơ thể. Đây được xem như một dấu hiệu thể hiện sự sống và luôn được kiểm tra trước tiên. Hiểu được chỉ số này là gì sẽ giúp chúng ta biết được tầm quan trọng khi xác định giai đoạn tăng huyết áp. 

1.1 Huyết áp là gì?

Huyết áp hiểu đơn giản chính là áp lực của máu lên thành mạch. Áp lực này được tạo ra để đưa máu đi cung cấp oxy, chất dinh dưỡng khắp cơ thể. Hai yếu tố chính tạo nên chỉ số huyết áp chính là lực co bóp của cơ tim và sức cản của động mạch. 

Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe

Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe

Huyết áp bình thường ở người trưởng thành khi huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg. Và chỉ số này bị ảnh hưởng bởi nhịp ngày đêm. Vào khoảng 1 - 3 giờ sáng huyết áp ở mức thấp nhất và cao nhất khoảng 8 - 10 giờ sáng. 

1.2 Tầm quan trọng của việc duy trì huyết áp tiêu chuẩn

Huyết áp chuẩn có vai trò quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa nhiều bệnh tật. Những người có huyết áp bình thường có tỷ thấp mắc các bệnh về tim mạch hay đột quỵ vì thế chất lượng cuộc sống ở mức cao hơn. 

Cả bệnh huyết áp thấp và huyết áp cao đều có hại và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhưng, tăng huyết áp có tỷ lệ người mắc cao và nhiều biến chứng nguy hiểm hơn hẳn. 

2. Giai đoạn tăng huyết áp

Hiện nay, tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu lúc nghỉ ≥ 130 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ ≥ 80 mmHg. Nhưng bên cạnh đó, tình trạng này còn được chia thành nhiều giai đoạn tăng huyết áp khác nhau. 

2.1 Tiền tăng huyết áp

Đây là giai đoạn đầu của tăng huyết áp khi mà huyết áp tâm thu trong khoảng 130 - 139 mmHg, và huyết áp tâm trương khoảng 85 - 89 mmHg. Tuy chưa phải là tăng huyết áp nhưng bệnh nhân không thể coi nhẹ thời điểm này. 

Vì nếu không được phát hiện, can thiệp sớm sẽ chuyển thành tăng huyết áp. Để phòng ngừa tiến triển, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, giảm ăn mặn, chất béo và tăng cường tập thể dục. 

Tiền tăng huyết áp là giai đoạn đầu của bệnh

Tiền tăng huyết áp là giai đoạn đầu của bệnh

2.2 Tăng huyết áp giai đoạn 1

Giai đoạn tăng huyết áp đầu tiên khi chỉ số huyết áp tâm trương ở 90 - 99 mmHg và tâm thu ở 140 - 159 mmHg. Ở giai đoạn này, mức độ bệnh còn nhẹ, mới mắc nên chưa có nhiều tổn thương lên mạch máu, cơ quan thực thể. 

Tăng huyết áp giai đoạn 1 thường không có biến chứng. Nhưng nếu bệnh nhân có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng tổn thương tim mạch mở mức trung bình cao. Khi đó, người bệnh cần sử dụng thuốc do bác sĩ kê hạ huyết áp và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đặc biệt cần trú trọng không để huyết áp tăng cao hơn. 

2.3 Tăng huyết áp giai đoạn 2

Khi huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 100mgHg người bệnh đang bị tăng huyết áp giai đoạn 2. Lúc này, các tổn thương trên mạch máu, tim mạch đã rõ ràng hơn và có thể phát hiện qua thăm khám như hẹp động mạch vành, xơ vữa động mạch…

Ở giai đoạn này, tình trạng bệnh có thể trở nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm bất kỳ lúc nào. Do đó, để hạ huyết áp bác sĩ sẽ cho sử dụng phối hợp nhiều nhóm thuốc khác nhau.  

2.4 Tăng huyết áp giai đoạn 3

Đây là giai đoạn tăng huyết áp nguy hiểm nhất và cần được xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Điều này xảy ra khi huyết áp đo lúc nghỉ ngơi tâm trương ≥ 180 mmHg và tâm thu ≥ 110 mmHg. 

Cấp độ này đã có nhiều tổn thương xảy ra như phình, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não, suy thận,… Bác sĩ thường sử dụng biện pháp cấp cứu để bảo vệ tính mạng bệnh nhân.

2.5 Tăng huyết áp đơn độc

Tăng huyết áp đơn độc là một kiểu tăng huyết áp khá lành tính, không gây các tổn thương thực thể nhưng không nên xem thường. Hiện có 2 loại là tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi huyết áp tâm thu >140 mmHg kèm theo huyết áp tâm trương bình thường. Và loại còn lại là tăng huyết áp tâm trương khi huyết áp tâm thu <140 mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg. 

Tăng huyết áp đơn độc không gây tổn thương lên các thực thể

Tăng huyết áp đơn độc không gây tổn thương lên các thực thể

3. Những điều cần lưu ý

Tăng huyết áp là một tình trạng nguy hiểm, ngày càng trở nên phổ biến mà chúng ta luôn phải quan tâm. Để điều trị ngoài xác định được giai đoạn tăng huyết áp còn cần kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. 

3.1 Phòng ngừa nguy cơ tăng huyết áp

Khi chưa bị tăng huyết áp thì chúng ta cần chú ý phòng ngừa bằng cách điều chỉnh lối sống, ăn uống cũng như thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà.  

Điều chỉnh lối sống

Thay đổi lối sống là một biện pháp tích cực mang lại hiệu quả không chỉ giúp phòng ngừa mà còn làm giảm giai đoạn tăng huyết áp. Các thói quen cần được chú trọng gồm: 

  • Đảm bảo chế độ ăn cân bằng, cung cấp đủ dinh dưỡng đạm, vitamin, khoáng chất, vi lượng và giảm lượng muối <6gam/ngày. 
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi hạn chế các loại thức ăn chiên rán, đồ ăn nhanh có cholesterol, axit béo bão hòa. 
  • Duy trì cân nặng lý tưởng trong khoảng 18 - 22,9kg/m2 và vòng bụng ở nam không quá 90cm và ở nữ không lớn hơn 80cm. 
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia và thói quen hút thuốc lá, thuốc lào. 
  • Thường xuyên tập thể dụng, hoạt động thể chất từ 30 - 60 phút mỗi ngày. 
  • Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để tránh căng thẳng, lo âu, stress kéo dài. 

Hoạt động thể chất mỗi ngày để phòng ngừa tăng huyết áp

Hoạt động thể chất mỗi ngày để phòng ngừa tăng huyết áp

Thường xuyên kiểm tra và theo dõi huyết áp tại nhà

Người có yếu tố nguy cơ hay gia đình có bệnh nhân tăng huyết áp cần kiểm tra huyết áp định kỳ. Như vậy, sẽ dễ dàng nhận thấy được hiệu quả của việc điều chỉnh lối sống cũng như sớm phát hiện tăng huyết áp. Những điều này rất có lợi cho việc phòng ngừa hay điều trị về sau. 

3.2 Tuân thủ theo hướng điều trị của cán bộ y tế

Dù ở bất kỳ giai đoạn tăng huyết áp nào người bệnh luôn cần tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Tùy theo tình trạng bệnh, cơ thể người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau. Việc tuân thủ giúp quá trình điều chỉnh huyết áp dễ dàng, nhanh chóng, tránh được các tai biến nguy hiểm. 

3.3 Các thực phẩm hạn chế ăn để tránh tăng huyết áp

Trong chế độ ăn uống hằng ngày, có một số thực phẩm cần hạn chế để tránh gây bệnh tăng huyết áp như: 

  • Đồ ăn chế biến sẵn
  • Phô mai
  • Gia vị chứa nhiều muối
  • Thịt xông khói, thịt nguội 
  • Đồ ăn đóng hộp, tẩm ướp sẵn
  • Thực phẩm muối chua
  • Đường, đồ ngọt, đồ uống nhiều đường
  • Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa như mỡ, nội tạng động vật, đồ chiên, rán,…

Hạn chế muối trong khẩu phần ăn để tránh tăng huyết áp

Hạn chế muối trong khẩu phần ăn để tránh tăng huyết áp

3.4 Một số lưu ý khác

Ngoài những biện pháp trên, bạn cần chú ý đến một số dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp như mất ngủ, chóng mặt, khó thở, hồi hộp, đỏ mặt…Khi có các biểu hiện này cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp hoặc đến cơ sở y tế. 

Người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ thời gian sử dụng thuốc hằng ngày. Và luôn mang theo thuốc bên mình để phòng ngừa cơn tăng huyết áp đột ngột. 

Xác định giai đoạn tăng huyết áp là một bước vô cùng cần thiết trong điều trị. Để có thể phát hiện sớm huyết áp cao người bệnh cần thăm khám thường xuyên cũng như chú ý đến biểu hiện bất thường của cơ thể. Ngoài ra, sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe và ổn định huyết áp như NattoEnzym DHA EPA, NattoEnzym, NattoEnzym 1000 cũng giúp người bệnh tránh tình trạng tăng huyết áp trong tương lai. NattoEnzym là trang thông tin chính thức về sản phẩm NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook