4 phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ hiệu quả cho người bệnh

Đăng tải lúc 00:03, 02-03-2022

Phục hồi chức năng sau đột quỵ có vai trò quan trọng vì sẽ quyết định đến khả năng hoạt động cũng như chất lượng cuộc sống sau này của bệnh nhân.

 Phục hồi chức năng sau đột quỵ được nhiều chuyên gia y tế đánh giá, coi trọng như một phương pháp điều trị. Bởi hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt sau này của bệnh nhân. NattoEnzym chia sẻ một vài phương pháp phục hồi đem đến hiệu quả tích cực mà bệnh nhân và gia đình có thể lựa chọn như sau: 

1. Đột quỵ - Căn bệnh cần rất nhiều thời gian để hồi phục

Đột quỵ có thời gian diễn ra rất nhanh chỉ trong vài phút. Nhưng thời gian để phục hồi chức năng sau đột quỵ có thể mất đến vài tháng và hiệu quả cũng chỉ ở một mức độ nhất định. 

1.1 Đột quỵ và tác động lên chức năng cơ thể

Đột quỵ khiến cho các tế bào não bị tổn thương hoặc chết hàng loại. Khi não bộ bị tổn thương sẽ làm các chức năng trên cơ thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, cụ thể: 

  • Rối loạn chức năng vận động: Yếu, liệt một phần chi, cơ thể hoặc toàn bộ, liệt mặt. 
  • Rối loạn nhân thức: Mất trí nhớ, sa sút trí tuệ, giảm khả năng ghi nhớ, giảm tuy duy. 
  • Rối loạn ngôn ngữ: Nói ngọng, nói lắp, nói không rõ tiếng, khó diễn đạt lời nói. 
  • Rối loạn cơ vòng: Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. 
  • Rối loạn cảm giác đau: Không cảm giác được một phần cơ thể hay đau, ngứa, tê, rát bất thường. 
  • Rối loạn cảm xúc: Trầm cảm, mất ngủ, dễ cáu gắt.
  • Khó nuốt, nhai dẫn tới suy dinh dưỡng. 

 Đột quỵ khiến người bệnh liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể

 Đột quỵ khiến người bệnh liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể

1.2 Ý nghĩa của việc phục hồi chức năng sau đột quỵ

Mục đích chính của việc phục hồi chức năng sau đột quỵ chính là giúp bệnh nhân có thể thực hiện được những hoạt động cơ bản và từ từ trở lại sinh hoạt bình thường.

Điều này có tác động tích cực đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bệnh nhân. Giúp họ có cuộc sống hạnh phúc, giảm gánh nặng với người xung quanh hơn. Bên cạnh đó, tập luyện phục hồi cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan do nằm lâu, không ăn, hay không tự chủ đi đại, tiểu tiện,…

2. Phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ

Với sự quan tâm của y tế và xã hội mà hiện nay có rất nhiều phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ. Mỗi phương pháp đều có những tác động khác nhau trong việc lấy lại chức năng của cơ thể. 

2.1 Điều trị y học truyền thống

Thuốc trị đột quỵ và các biện pháp hỗ trợ

Đột quỵ là một trường hợp cấp tính và không có thuốc điều trị mà chỉ có thuốc phòng ngừa. Khi nhận thấy bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như mảng xơ vữa động mạch, cục máu đông thì sẽ sử thuộc thuốc hoặc biện pháp hỗ trợ. 

Các thuốc thường được sử dụng gồm thuốc chống đông máu Heparin, kháng vitamin K, thuốc chống tập kết tiểu cầu ASA, thuốc làm tan cục máu đông Pradaxa…Kết hợp với đó là các biện pháp như phẫu thuật, đặt stent. 

Thuốc đột quỵ được sử dụng phổ biến để phòng ngừa

Thuốc đột quỵ được sử dụng phổ biến để phòng ngừa

Chăm sóc y tế và theo dõi triệu chứng

Theo dõi triệu chứng rất cần thiết để có thể kịp thời xử lý cơn đột quỵ. Các bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ cần được thường xuyên kiểm tra huyết áp, nhịp tim và đo lường các chỉ số. 

2.2 Vật lý trị liệu chức năng

Điều trị bằng ánh sáng laser

Phương pháp này sử dụng tia laser công suất thấp để chiếu vào lòng tĩnh mạch. Từ đó sẽ kích thích tăng tuần hoàn và các chức năng nhất là của hệ tim mạch, thần kinh. Kỹ thuật này giúp bệnh nhân hồi phục nhanh mà không phải chịu nhiều đau đớn như khi tập luyện. 

Sử dụng laser nội mạch chống chỉ định với bệnh nhân không thể hoàn toàn đi lại, phụ nữ mang thai và huyết khối tĩnh mạch sâu. 

Sử dụng ánh sáng laser là phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ

Sử dụng ánh sáng laser là phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ

Điều trị bằng điện xung

Điện xung là phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ được sử dụng rất nhiều. Dòng điện xung hưng phấn với f < 50Hz sẽ kích thích hồi phục dẫn truyền thần kinh bị tổn thương, tăng cường sức cơ, trương lực cơ và kích thích cơ vân và cơ trơn. Phương pháp này sử dụng cho các bệnh nhân teo cơ, bại liệt rối loạn đại, tiểu tiện do đột quỵ. 

Điều trị bằng sóng siêu âm

Điều trị bằng sóng âm là sử dụng sóng cơ học được tạo bởi dao động của tinh thể nằm trong đầu máy phát siêu âm rồi tác động lên cơ thể người. Sự giao động của sóng âm sẽ truyền đến bề mặt da rồi vào sâu trong mô để tạo ra hiệu ứng cơ học, hóa học và nhiệt. 

Tất cả đem đến tác dụng tăng tuần hoàn, chuyển hóa, giãn cơ, kích thích tái sinh các mô, giảm đau. Nhờ đó, mà sóng âm là phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ được áp dụng rộng rãi. 

Điều trị bằng nhiệt độ

Nhiệt độ là phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ được nhiều nơi áp dụng từ lâu. Cả nhiệt nóng và nhiệt lạnh đều có tác dụng với các bệnh nhân đột quỵ.

Nhiệt lạnh không liên tục sẽ có tác động lên vận mạch và làm tăng tuần hoàn, tăng tầm vận động khớp ở người bị co cứng và giảm co giật cơ. Nhiệt nóng cũng có nhiều tác dụng như giảm đau, tăng cường tuần hoàn, điều hòa chức năng thần kinh, giãn cơ từ đó hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ. 

Sử dụng nhiệt độ là phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ

Sử dụng nhiệt độ là phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ

2.3 Vật lý trị liệu chuyên sâu

Vật lý trị liệu chuyên sâu tác động nhiều lên khả năng ngôn ngữ, cảm xúc và tương tác của bệnh nhân với những người xung quanh. Phương pháp phục hồi này không sử dụng máy móc mà sẽ trực tiếp giữa người hỗ trợ và bệnh nhân. 

Các phương pháp đồng cảm

Những người điều hỗ trợ hay người thân trong gia đình chính là cầu nối để bệnh nhân với thế giới xung quanh. Do đó, họ cần đồng cảm, hiểu được những cảm xúc, hành động của bệnh nhân và nhạy bén để đưa ra ứng xử phù hợp. Cùng với đó là trò chuyện để bệnh nhân thoải mái, chia sẻ tâm sự giúp ổn định được tinh thần, rối loạn cảm xúc. 

Các phương pháp cử động

Với những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não gây liệt vận động sẽ rất cần phương pháp cử động. Người bệnh sẽ được tập những cử động nhỏ nhất như cử động mặt, cơ miệng, ngón tay, ngón chân, lật mình hay ngồi dậy. Nhờ đó mà phục hồi phối hợp vận động giữa cơ và khớp. Phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến này sẽ tập trung khôi phục các hành động hằng ngày. 

Các phương pháp cử động giúp phục hồi chức năng sau đột quỵ

Các phương pháp cử động giúp phục hồi chức năng sau đột quỵ

Các phương pháp chức năng học

Phương pháp này sẽ giúp người bệnh phục hồi các chức năng đã mất sau cơn đột quỵ. Bệnh nhân sẽ được tập các bài tập có tác dụng hồi phục cử động và vận động. Các bài tập sẽ tương tự với hoạt động hằng ngày như nâng vật, đứng ngồi, cầm, nắm…

Các phương pháp đào tạo giao tiếp

Đào tạo giao tiếp hay liệu pháp ngôn ngữ được sử dụng để phục hồi chức năng sau tai biến cho bệnh nhân gặp vấn đề trong phát âm, giao tiếp. Người bệnh sẽ được tập nói, đọc từ đơn giản đến phức tạp. 

2.4 Thủy liệu và phục hồi chức năng

Phương pháp châm cứu trong nước

Thủy châm là phương pháp tiêm thuốc có chỉ định tiêm bắp và các huyệt đạo. Khi thuốc được tiêm vào, cơ thể sẽ sản sinh ra các xung động, kích thích lên hệ thống thần kinh và từ đó phục hồi các tổn thương trong cơ thể. 

Phương pháp điều trị bằng sóng âm nước

Sóng âm nước mang đến nhiều hiệu quả trong hỗ trợ cơ thể phục hồi sau đột quỵ. Tác động của sóng âm tạo ra hiệu ứng cơ học, nhiệt, hóa học lên cơ thể. Từ đó, làm tăng tuần hoàn, giãn cơ, tăng trao đổi chất và tái tạo tế bào. Đây là phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ còn khá mới nhưng đem lại nhiều hiệu quả. 

3. Thời gian vàng để phục hồi chức năng sau đột quỵ

Hiệu quả của các phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn và thời điểm thực hiện. Bệnh nhân được tập luyện càng sớm thì khả năng phục hồi sẽ càng cao. Thời điểm vàng để bắt đầu phục hồi chức năng là trong 3 tháng đầu sau đột quỵ. Ở thời điểm này, bệnh nhân sẽ thể rõ rệt những chuyển biến qua từng ngày, bài tập. 

Các giai đoạn mà bệnh nhân cần được tập phục hồi: 

  • Giai đoạn cấp, tối cấp: 24 giờ đầu tiên sau cơn đột quỵ.
  • Giai đoạn sớm: 24 giờ đến 3 tháng đầu tiên.
  • Giai đoạn muộn: 3 - 6 tháng sau cơn đột quỵ.
  • Giai đoạn mãn tính khó hồi phục: sau 6 tháng.

3 tháng đầu sau đột quỵ là thời điểm vàng để phục hồi chức năng

3 tháng đầu sau đột quỵ là thời điểm vàng để phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng sau đột quỵ vô cùng cần thiết với tất cả các bệnh nhân đột quỵ mọi cấp độ. Người bệnh cần được tập luyện bài tập với cường độ phù hợp và càng sớm càng tốt để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, việc phòng ngừa đột quỵ ngay từ bây giờ là phương pháp hữu hiệu giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân. Tham khảo sử dụng các loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe như NattoEnzym DHA EPA, NattoEnzym, NattoEnzym 1000 của DHG Pharma theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu. NattoEnzym là trang thông tin chính thức về sản phẩm NattoEnzym của Hậu Giang - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang. 

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook