Cách giảm đau do tụ máu dưới da: Dấu hiệu và lưu ý khi giảm đau

Đăng tải lúc 00:02, 21-02-2022

Đau do tụ máu dưới da ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Do đó, cần có biện pháp xử lý đúng theo từng tình trạng cụ thể.

Giảm đau do tụ máu dưới da thực hiện rất đơn giản và hầu hết chúng ta đều có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, để có hiệu quả giảm đau tốt nhất, tránh gây tổn thương nặng hơn thì bạn cần biết cách thực hiện đúng. Vậy cách giảm đau do tụ máu dưới da như thế nào?

1. Đau do tụ máu dưới da gây ra

1.1 Tụ máu dưới da là gì? Đau do tụ máu dưới da

Tụ máu dưới da xuất hiện khi thành mao mạch bị tổn thương làm chảy máu cục bộ vào các kẽ mô xung quanh. Bởi vì da không bị rách nên không có máu chảy ra ngoài mà sẽ ở dạng các vết bầm. Ban đầu, vết bầm sẽ có màu đỏ sau chuyển sang màu đen, hoặc xanh và khi gần lành có màu vàng, xanh lá. Tùy vào mức độ và vị trí tụ máu mà có thể gây ra cảm giác đau nhức, viêm, ấm nóng. 

Tụ máu dưới da là tình trạng mao mạch máu bị tổn thương

Tụ máu dưới da là tình trạng mao mạch máu bị tổn thương

Đau do tụ máu dưới da sẽ có nhiều mức độ khác nhau tùy theo tình trạng tổn thương. Với những vết thương nhẹ thì người bệnh gần như không nhận thấy đau cho tới khi tác động vào vị trí đó. Còn ở những vết thương nặng hơn, tổn thương sâu thì ngoài đau thì tại vị trí tổn thương còn có nhức, viêm. 

1.2 Nguyên nhân gây đau do tụ máu dưới da

Hầu hết các trường hợp tụ máu dưới da đều gây đau. Tùy theo tổn thương mà đau có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây. 

Tổn thương mô mềm và dây chằng trong da

Đa số các trường hợp tụ máu dưới da do va đập, ngã trong các hoạt động hằng ngày và làm tổn thương mô mềm. Mà trên cơ thể chúng ta có rất nhiều các thụ thể cảm nhận đau nằm ở da, dưới da, mô mềm, dây chằng…Khi những bộ phận này bị tổn thương sẽ kích thích các thụ thể cảm nhận đau và gây ra cảm giác đau. Trường hợp này thường đau nhói hoặc đau âm ỉ.

Kích thích dây thần kinh và các cảm biến đau

Bên dưới lớp da của cơ thể có một hệ thống dây thần kinh dày đặc. Ở đó, có rất nhiều các dây thần kinh có chức năng cảm thụ đau. Khi có chấn thương mạnh hoặc vết tổn thương lớn chèn ép lên các sợi dây thần kinh và gây ra cảm giác đau. 

Sự viêm nhiễm và phản ứng vi khuẩn

Khi có tụ máu dưới da nghĩa là cơ thể chúng ta đã có tổn thương. Tại vị trí đó, hàng rào bảo vệ bị suy yếu và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công. Và để chống lại các tác nhân đó thì cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm. Quá trình viêm diễn ra sẽ giải phóng các chất trung gian hóa học tác động lên dây thần kinh và tạo ra cảm giác đau. Đôi khi, vết thương quá lớn, phản ứng viêm mạnh gây phù nề, dịch viêm chèn ép lên đoạn thần kinh cũng gây đau. 

Xem thêm: Các cây thuốc nam giúp lưu thông máu trong tự nhiên

2. Ảnh hưởng của tụ máu dưới da và dấu hiệu nhận biết

Tụ máu dưới da là một hiện tượng rất thường gặp mà bất kỳ ai cũng từng gặp phải. Nhưng chúng ta cần biết các triệu chứng để nhận biết đúng bệnh, tình trạng để có hướng xử lý kịp thời. 

Những dấu hiệu dễ nhận biết khi đau do tụ máu dưới da

Những dấu hiệu dễ nhận biết khi đau do tụ máu dưới da

2.1 Tụ máu dưới da có nguy hiểm không?

Tụ máu dưới da có nguy hiểm không? Đa số các trường hợp tụ máu dưới da đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu các vết tụ máu quá lớn, tụ máu không rõ nguyên nhân, tụ máu kéo dài, xuất hiện nhiều hay tụ máu dưới da đầu thì người bệnh không nên chủ quan.  

Nó có thể là biểu hiện của tổn thương nội tạng sâu bên trong hay các bệnh lý nguy hiểm. Khi đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất. 

2.2 Các triệu chứng nhận biết tụ máu dưới da

Các triệu chứng của tụ máu dưới da rất dễ nhận biết bao gồm: 

  • Tại vị trí bị tổn thương ban đầu có sưng, nóng, đỏ sau đó chuyển dần sang màu tím, tím đen hoặc vàng và mờ dần sau vài ngày đến vài giờ. 
  • Vùng tụ máu đau và đau tăng khi chạm vào. 
  • Trường hợp nặng các vết tụ máu lan rộng, đau nhiều kể cả khi không chạm vào, mạch máu xung quanh bị chèn ép. 

3. Cách giảm đau do tụ máu dưới da hiệu quả

Khi xuất hiện tụ máu dưới da, chúng ta cần có cách xử trí hiệu quả để hạn chế vùng tổn thương, giảm đau, giảm phản ứng viêm và giúp vết thương nhanh hồi phục hơn. 

3.1 Áp dụng nhiệt lạnh vào vùng tụ máu

Cơ chế của cách giảm đau bằng lạnh

Chườm lạnh có tác dụng tốt trong việc giảm đau do tụ máu dưới da. Nhiệt độ thấp sẽ làm co mao mạch từ đó làm tốc độ máy chảy chậm lại, giảm tuần hoàn, giảm phản ứng viêm, giảm phù nề. Nhờ đó mà vết tụ máu dưới da không bị lan rộng, tình trạng viêm, đau cũng được giảm bớt. 

Chườm lạnh để giảm đau do tụ máu dưới da

Chườm lạnh để giảm đau do tụ máu dưới da

Hướng dẫn sử dụng túi đá hoặc băng lạnh đúng cách

Chườm lạnh cần được thực hiện ngay tại vị trí và trong vòng 48 giờ sau khi có chấn thương. Khi chườm không được thực hiện quá lâu, chỉ khoảng 20 phút và nhiều lần trong ngày. 

Bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc đá lạnh nhưng không được để trực tiếp lên da mà cần bọc một lớp khăn mỏng bên ngoài. 

3.2 Sử dụng thuốc giảm đau

Khi vết thương nặng, chườm lạnh chưa mang lại hiệu quả giảm đau tốt thì bạn có thể lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau. 

Quá trình hoạt động của thuốc giảm đau

Các thuốc giảm đau được sử dụng cho tụ máu dưới da đều đa số là thuốc giảm đau ngoại biên. Cơ chế tác dụng của của nó hiểu đơn giản chính là làm suy yếu và giảm số lượng các chất hóa học trung gian xuất hiện trong quá trình viêm, gây đau. Từ đó, mà mức độ đau sẽ được giảm dần.  

Loại thuốc thích hợp và liều lượng cần thiết

Các loại thuốc có tác dụng giảm đau do tụ máu dưới da thường được sử dụng như paracetamol, ibuprofen, diclofenac…Liều dùng paracetamol giảm đau cho người lớn từ 325 - 650mg và cách nhau  4 - 6 giờ. Và liều dùng của ibuprofen: 1,2 - 1,8 gam/ngày chia làm 2 đến 3 lần/ ngày. 

Xem thêm: Uống gì để lưu thông máu huyết hiệu quả và an toàn?

3.3 Thực hiện các biện pháp chăm sóc vùng tụ máu

Rửa sạch vùng tụ máu

Ngay sau khi xảy ra tổn thương hoặc phát hiện thấy vùng tụ máu dưới da bạn cần rửa sạch bằng nước. Nếu có vết thương hở thì cần vệ sinh bằng cồn iod. Điều này rất quan trọng vì nó giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và vết thương không bị nặng thêm. 

Chăm sóc các vết tụ máu đúng cách để giảm đau

Chăm sóc các vết tụ máu đúng cách để giảm đau

Sử dụng băng bó và bình xịt trị liệu

Dùng băng ép có đàn hồi quấn lên khu vực tụ máu sẽ giảm làm mức độ sưng và đau. Băng ép như vậy ít nhất trong 2 đến 7 ngày. Băng cần được quấn đủ chặt để tạo sức ép nhưng không được cản trở lưu thông máu. Bạn có thể dùng kèm các chai xịt trị liệu có tác dụng giảm đau, giảm tụ máu, sưng viêm tức thời. 

Thực hiện các bài tập và động tác giãn cơ

Giãn cơ giúp phần cơ, mô được thả lỏng, tăng lưu thông máu giúp giảm đau, quá trình phục hồi được diễn ra nhanh chóng hơn. Tùy theo vị trí bị tụ máu dưới da mà bạn lựa chọn bài tập phù hợp. Nhưng lưu ý là tập giãn cơ cần từ từ, nhẹ nhàng, phù hợp với vết thương. 

4. Hạn chế và lưu ý khi sử dụng các phương pháp giảm đau do tụ máu dưới da

4.1 Không tự ý tác động mạnh hoặc xâm lấn vùng tụ máu

Tác động mạnh lên vùng tụ máu sẽ chỉ khiến tình trạng chảy máu nặng thêm, tổn thương nhiều và lâu khỏi hơn. Bạn tuyệt đối không được tự ý chích, rạch để lấy máu dù tụ máu dưới da tay, chân hay bất kỳ vị trí nào. Bởi không chỉ làm tổn thương thêm mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. 

4.2 Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện

Khi đã thử hết các phương pháp mà đau do tụ máu dưới da không giảm hoặc giảm ít rồi lại đau thì bạn cần nhanh chóng thăm khám. Bởi có thể là vùng tổn thương sâu, lớn hoặc do một bệnh lý khác. 

Tụ máu dưới da tuy rất thường gặp và có mức độ nhẹ nhưng chúng ta không nên chủ quan. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trường hợp vết tụ máu lâu tan, bạn có thể lựa chọn thêm các sản phẩm hỗ trợ tan cục máu đông như NattoEnzym. NattoEnzym là trang thông tin chính thức về sản phẩm NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang.

Xem thêm: Vì sao máu đông dưới da? Cách giảm máu tụ dưới da hiệu quả

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook