Hơn 20 vấn đề từ chẩn đoán hình ảnh, phân biệt các kiểu túi phình cho đến chữa đau thần kinh sau đột quỵ

Đăng tải lúc 00:03, 16-03-2023

Hơn 20 bài báo cáo tại Hội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020 mang đến nhiều kiến thức từ phổ quát đến chuyên sâu: vai trò của CT, MRI trong chẩn đoán đột quỵ não cấp, cập nhật điều trị tiêu sợi huyết rtPA...

Diễn ra tại Cần Thơ trong 2 ngày 19-20/6, Hội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020 với hơn 20 bài báo cáo mang đến nhiều kiến thức từ phổ quát đến chuyên sâu, cập nhật những thông tin mới về can thiệp thần kinh, điều trị đột quỵ.

Từ Hà Nội, GS.TS.BS Phạm Minh Thông - Chủ tịch Hội Điện quang Y học hạt nhân Việt Nam, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai mang đến 2 đề tài: “Vai trò của CT, MRI trong chẩn đoán đột quỵ não cấp và vận dụng thực tế theo điều kiện tối thiểu và tối ưu” và “Can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch não - xuất huyết dưới nhện”.

Ở bài báo cáo thứ nhất, GS Thông cho biết chẩn đoán hình ảnh có vai trò rất quan trọng, giúp quan sát nhu mô não, loại trừ chảy máu và tổn thương nhầm là đột quỵ, phát hiện tắc mạch… đây là những đánh giá quan trọng nhất. Ngoài ra còn có các đánh giá hỗ trợ thêm: lõi nhồi máu, vùng tranh tối tranh sáng, tuần hoàn bàng hệ, đánh giá huyết khối, tiên lượng chảy máu sau can thiệp.

ội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020GS.TS.BS Phạm Minh Thông

Với những cơ sở y tế ban đầu, chụp cắt lớp vi tính (CT) không tiêm cản quang được khuyến cáo trong chẩn đoán thiếu máu não cấp, nhanh và dễ tiếp cận. Với cơ sở có điều kiện, có thể áp dụng CT nhiều pha với ưu điểm đơn giản, hữu ích, có giá trị tiên lượng. MRI có độ đặc hiệu cao nhưng khả năng tiếp cận tùy nơi vì không phải cơ sở nào cũng có. CT và MRI tưới máu được khuyến cáo với cửa sổ muộn (> 6 tiếng) sau thử nghiệm DAWN và DEFUSE 3. Dự báo chảy máu trên chụp CT tưới máu/CT hai mức năng lượng (DECT) sẽ là phương hướng phát triển mới.

Ở bài báo cáo thứ 2, GS Phạm Minh Thông đưa ra mô tả chi tiết và hình ảnh sinh động về các dạng phình động mạch não: dạng túi, dạng hình thoi, phình siêu nhỏ, phình khổng lồ… ngoài ra còn có các thể đặc biệt như: phình bóc tách, phình khổng lồ hình rắn, phình dạng bọng nước.

alobacsi Phân loại phình mạch máu nãoPhân loại phình mạch máu não

ội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020Thể đặc biệt: Phình bóc tách

ội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020Thể đặc biệt: Phình khổng lồ hình rắn

Tiếp theo, giáo sư đưa ra các phương pháp điều trị túi phình, từ phẫu thuật cho đến các phương pháp can thiệp nội mạch: nút túi phình bằng coils, nút bằng coils có đặt bóng bảo vệ (bóng chẹn cổ túi phình), nút bằng coils có đặt stent, thay đổi hướng dòng chảy trong túi phình bằng stent (áp dụng với phình khổng lồ, phình hình thoi, phình tách, tái thông lớn), nút mạch mang cổ túi phình (áp dụng với phình khổng lồ, phình hình thoi, phình tách, giả phình). Nút mạch mang là phương pháp mới, sử dụng stent có hình dáng như một chiếc rọ thả vào trong túi phình, phương pháp này vẫn đang thử nghiệm, chưa có tại Việt Nam.

ội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020

Phương pháp mới: dùng web hoặc lunnar dạng giỏ, thả trong túi phình

GS Thông kết luận: phình mạch não vỡ có tỷ lệ tử vong và tàn tật rất cao, cần điều trị cấp cứu ngay sau khi vỡ để tránh chảy máu tái phát. Điều trị can thiệp nội mạch được ưu tiên vì có tỷ lệ và mức độ hồi phục lâm sàng tốt hơn phẫu thuật. Đồng thời phải chẩn đoán và điều trị tích cực, kịp thời các biến chứng.

ội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020PGS.TS Hồ Thượng Dũng

Đề tài “Đột quỵ não và bệnh tim mạch” do PGS.TS Hồ Thượng Dũng - Chủ tịch Hội Tim mạch Can thiệp Việt Nam báo cáo, đề cập đến hậu quả của rung nhĩ (rối loạn nhịp tim) lên huyết động và nguy cơ thuyên tắc mạch máu. Bài báo cáo đưa ra các trường hợp cần phân biệt rõ như: đột quỵ do bệnh van tim, đột quỵ đồng thời nhồi máu cơ tim, đột quỵ xuất huyết não gây hình ảnh giả nhồi máu cơ tim, xuất huyết não trong não…

PGS Hồ Thượng Dũng nhấn mạnh đột quỵ chưa rõ nguyên nhân phần lớn là từ tim mạch, do đó nếu không tìm ra nguyên nhân thì cố gắng tìm ra rung nhĩ. Phó giáo sư cũng nhắc đến vấn đề suy tim tạo ra huyết khối, mối liên quan giữa suy tim và đột quỵ, khi có suy tim nguy cơ đột quỵ cao hơn, nghiêm trọng hơn, biến chứng nặng hơn.

ội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020Hậu quả của rung nhĩ lên huyết động và nguy cơ thuyên tắc (PGS.TS Hồ Thượng Dũng)

Cũng quan tâm đến đột quỵ và bệnh tim mạch, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 đề cập đến việc điều trị dự phòng đột quỵ, đặc biệt là việc dùng thuốc warfarin (thuốc chống đông máu kháng vitamin K), chuyển đổi điều trị giữa các nhóm thuốc chống đông để đạt hiệu quả dự phòng đột quỵ tốt hơn, lợi ích của việc dùng thuốc kháng đông đường uống thế hệ mới (NOACs) qua bài báo cáo Chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng trong dự phòng đột quỵ.

ội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020PGS.TS Nguyễn Huy Thắng

Trước đó, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng còn trình bày đề tài: “Cập nhật điều trị tiêu sợi huyết 2020 và kinh nghiệm thực tế tại Bệnh viện Nhân dân 115”. Đây được xem là một báo cáo rất đầy đủ từ đông tây kim cổ cho tới tương lai về việc dùng thuốc rtPA, theo nhận xét của chủ tọa PGS.TS.BS Phạm Đình Đài - Phó chủ nhiệm khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội).

Hội thảo còn đề cập đến nhiều vấn đề như:

“Đau thần kinh sau đột quỵ” - TS.BS Lê Văn Tuấn, Chủ nhiệm bộ môn thần kinh - Đại học Y dược TPHCM

ội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020TS.BS Lê Văn Tuấn

“Chỉ định đặt stent điều  trị đột quỵ do hẹp động mạch lớn nội sọ” - TS.BS Trần Chí Cường, ThS.BS Trần Minh Luận, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

“Ứng dụng MRI 3 tesla trong điều trị tiêu sợi huyết - Kinh nghiệm tại S.I.S Cần Thơ” - ThS.BS Huỳnh Quốc Sĩ.

... Và rất nhiều chia sẻ về các ca lâm sàng, kinh nghiệm điều trị thực tế từ các trung tâm đột quỵ ở ba miền đất nước trong ngày thứ nhất của hội thảo (19/6). Tất cả các bài báo cáo đều được tường thuật trực tiếp (livestream) tại fanpage của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, nơi tổ chức Hội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020.

ội thảo cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ năm 2020

TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TPHCM, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S; TS.BS Tạ Vương Khoa - Phó chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TPHCM, TS.BS Lê Văn Tuấn - Chủ nhiệm bộ môn Thần kinh - Đại học Y dược TPHCM, khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy; TS.BS Tôn Thất Trí Dũng - Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng; PGS.BS Nguyễn Đình Toàn - giảng viên Đại học Y dược Huế (từ trái qua phải)

Hồng Nhung - ảnh: Hoàng Long

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook