Huyết áp lên xuống bất thường: Hướng dẫn cách đo và biện pháp ứng phó

Đăng tải lúc 00:03, 04-03-2022

Huyết áp lên xuống bất thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khỏe của người bệnh và cần được thăm khám để phát hiện cũng như có hướng xử trí kịp thời.

Huyết áp lên xuống bất thường hay huyết áp không ổn định có thể là cảnh bảo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, hiện tượng này ngày càng được y học và xã hội quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách để giám sát, kiểm soát hiện tượng này qua bài viết dưới đây.

1. Tầm quan trọng của việc kiểm soát huyết áp

Huyết áp phản ánh chính tình trạng sức khỏe tim mạch và cơ thể của chúng ta. Người khỏe mạnh huyết áp luôn tâm thu luôn ở trong khoảng 90 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương trong khoảng 60 - 84 mmg. 

Huyết áp ngoài các khoảng trên đều không bình thường và tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm về tim mạch. Do đó, duy trì huyết áp ổn định là yếu tố cần thiết để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ, cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống. 

Kiểm soát huyết áp giúp người bệnh biết được các vấn đề ở tim

Kiểm soát huyết áp giúp người bệnh biết được các vấn đề ở tim

2. Huyết áp lên xuống bất thường

Thông thường chúng ta thường thấy huyết áp cao, huyết áp thấp nhưng hiện tượng huyết áp lên xuống bất thường cũng rất nguy hiểm. Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều nguy hiểm. 

2.1 Huyết áp tăng thất thường 

Tăng huyết áp là gì

Tăng huyết áp bất thường khi chỉ số huyết áp tăng cao bất thường, có thể lên tới 200 mmHg hoặc hơn. Khi huyết áp lên xuống bất thường mà có chỉ số cao như vậy gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim, nhồi máu não,…

Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp

Có một số nguyên nhân đã được xác định gây ra hiện tượng này: 

  • Ngừng dùng hoặc dùng không đúng liều thuốc điều trị cao huyết áp.
  • Chế độ ăn nhiều mặn, nhiều muối, nhiều đồ chế biến sẵn, thịt đỏ, uống rượu bia.
  • Gặp tương tác của thuốc điều trị tăng huyết áp với các thuốc khác.
  • Các bệnh lý như hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận,…

Những biểu hiện và triệu chứng của huyết áp tăng

Khi đột ngột bị tăng huyết áp người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: 

  • Đột nhiên đau đầu dữ dội, choáng váng, hoa mắt, xây xẩm.
  • Nhìn mờ, mất thị lực thoáng qua, khó nói.
  • Tim đập nhanh, đau tức ngực kèm khó thở.
  • Buồn nôn, nôn, chảy máu cam.
  • Tay, chân đột nhiên bị yếu.
  • Co giật, đầu óc không tỉnh táo.
  • Méo miệng, méo mặt.
  • Lượng nước tiểu giảm mạnh.

Tăng huyết áp đột ngột khiến tim đập nhanh và đau tức ngực

Tăng huyết áp đột ngột khiến tim đập nhanh và đau tức ngực

2.2 Huyết áp giảm thất thường

Khi huyết áp lên xuống bất thường là lúc huyết áp đột nhiên lên cao lúc lại xuống thấp đột ngột hoặc liên tục trong một thời gian dài. Do đó, bên cạnh tìm hiểu về cơn tăng huyết áp chúng ta cũng cần tìm hiểu về hiện tượng huyết áp giảm thấp bất thường. 

Huyết áp giảm là gì?

Hạ huyết áp bất thường xảy ra khi huyết áp xuống thấp hơn so với bình thường. Chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg. Khi đó khả năng đẩy máu đến các cơ quan bị giảm. 

Nguyên nhân gây ra huyết áp giảm

Có rất nhiều nguyên nhân làm huyết áp giảm đột ngột như: 

  • Đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp.
  • Thuốc thuốc chống trầm cảm, rối loạn cương dương, thuốc động kinh,…
  • Giảm thể tích tuần hoàn do mất máu, bệnh lý về máu, mất nước do vận động, tiêu chảy, nôn mửa kéo dài.
  • Bệnh trên tim mạch: Suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim,…
  • Nội tiết không ổn định: tiền mãn kinh, suy giáp, cường giáp, bệnh tuyến thượng thận,…
  • Uống quá nhiều rượu, bia.
  • Tắm nước nóng hoặc xông hơi, tắm hơi.
  • Thụ thể cảm nhận áp lực máu trong lòng mạch hoạt động không tốt. 
  • Thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi, nằm chuyển sang đứng. 

Những biểu hiện và triệu chứng của huyết áp giảm

Biểu hiện của hiện tượng huyết áp giảm đột ngột có nhiều điểm tương đồng với khi tăng huyết áp, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng: 

  • Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc choáng váng.
  • Thị lực đột nhiên giảm sút.
  • Da, sắc mặt tái xanh, nhợt nhạt, lạnh tay chân.
  • Khát nước, đau bụng, buồn nôn có thể nôn mửa.
  • Thở nhanh, gấp nhưng nông, tim đập nhanh.
  • Ngất xỉu.
  • Không có hoặc nước tiểu ít.

Huyết áp giảm khiến người bệnh ngất xỉu

Huyết áp giảm khiến người bệnh ngất xỉu

3. Cách đo huyết áp

Đo huyết áp là biện pháp tốt nhất để xác định huyết áp lên xuống bất thường. Hiện tại, có nhiều phương pháp, thiết bị được sử dụng vào để đo huyết áp. 

3.1 Các phương pháp đo huyết áp phổ biến

Có 3 phương pháp đo huyết áp phổ biến, được sử dụng nhiều để đo chỉ số huyết áp tương ứng với vị trí đo ở cổ tay, cánh tay và ngón tay. 

Phương pháp đo huyết áp cổ tay

Đo huyết áp ở cổ tay tương đối tiện lợi bởi các loại máy móc nhỏ gọn và có thể đeo, mang theo cả ngày. Tuy nhiên, phương pháp này rất nhạy cảm với vị trí cánh tay nên rất dễ cho kết quả sai lệch. 

Khi đo ở cổ tay chỉ số huyết áp thường cao hơn do động mạch ở cổ tay hẹp và không nằm sâu. Nhưng khi thực hiện đúng kỹ thuật chỉ số thu được vẫn rất chính xác.

Đo huyết áp cổ tay là phương pháp dễ thực hiện

Đo huyết áp cổ tay là phương pháp dễ thực hiện

Phương pháp đo huyết áp cánh tay

Phương pháp đo ở cánh tay giúp xác định tình trạng huyết áp lên xuống bất thường chính xác và nhanh chóng nhất. Hầu hết người dùng cũng như các chuyên gia y tế đều chọn đo huyết áp bằng cách này. 

Vị trí đó là phần bắp tay phía trong nơi có động mạch lớn, nằm sâu bên trong. Và phương pháp này có thể thực hiện bằng máy hoặc thủ công đều được. 

Phương pháp đo huyết áp đồng hồ ngón tay

Huyết áp tăng giảm thất thường có thể đo thông qua đồng hồ ngón tay. Một số loại đồng hồ thông minh hiện nay đã được tích hợp cảm biến đo huyết áp. Bạn chỉ cần áp mạnh đầu ngón tay trỏ vào vị trí đó và chờ đồng hồ báo kết quả. 

Đồng hồ thông minh hỗ trợ đo huyết áp ngót tay

Đồng hồ thông minh hỗ trợ đo huyết áp ngót tay

>> Xem thêm: NattoEnzym Nhật Bản - Bí quyết chăm sóc sức khỏe vàng của người Nhật

3.2 Hướng dẫn cách đo huyết áp đúng cách

Để xác định được đúng huyết áp lên xuống bất thường thì người bệnh cần được thực hiện đo đúng cách. Hiện đã có nhiều loại máy đo huyết áp giúp quá trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng hơn. Hướng dẫn đo cụ thể như sau:

Chuẩn bị và lựa chọn thiết bị đo huyết áp

Thiết bị đo huyết áp: 

  • Máy đo huyết áp tùy chọn loại phù hợp với kỹ năng đo như máy điện tử, máy thủy ngân, máy đo đồng hồ. 
  • Túi hơi: Có kích thước phù hợp với cánh tay bệnh nhân.
  • Ống nghe tim phổi. 

Chuẩn bị cho bệnh nhân: 

  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ít nhất trong 15 phút tại phòng yên tĩnh.
  • Không sử dụng chất kích thích trước đó 2 giờ.
  • Tư thế ngồi thẳng lưng, trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng đặt lên bàn và để nếp khuỷu tay ngang tim. 

Các bước thực hiện đo huyết áp đúng cách

Các bước đo huyết áp tự động bằng máy:

  • Bước 1: Quấn bao đo đủ chặt vào cánh tay bệnh nhân sao cho bờ dưới trên nếp lằn khuỷu tay 2cm và đặt máy sao cho máy hoặc mốc 0 ngang mức với tim.
  • Bước 2: Bấm nút trên máy đo huyết áp tự động và chờ kết quả. 

Các bước thực hiện đo huyết áp không dùng máy:

  • Bước 1: Xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe.
  • Bước 2: Quấn bao đo đủ chặt vào cánh tay bệnh nhân sao cho bờ dưới trên nếp lằn khuỷu tay 2cm rồi bơm hơi đến khi không còn nghe thấy mạch đập. 
  • Bước 3: Bơm hơi tiếp 30mmHg rồi xả hơi với tốc độ khoảng 2 - 3mmHg/nhịp đập.
  • Bước 4: Nghe ghi nhận huyết áp tâm thu ở thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên và huyết áp tâm trương ở thời điểm mất hẳn tiếng đập. 

Cần xác định vị trí động mạch cánh tay khi đo huyết áp không dùng máy

Cần xác định vị trí động mạch cánh tay khi đo huyết áp không dùng máy

Lưu ý khi đo huyết áp

Trong quá trình đo để xác định huyết áp lên xuống bất thường cần lưu ý: 

  • Không nói chuyện khi đang đo.
  • Ở lần đo đầu tiên cần thực hiện trên cả 2 tay và lấy kết quả cao hơn. 
  • Đo huyết áp tối thiểu 2 lần, cách nhau khoảng 1 - 2 phút.
  • Không được dừng lại giữa chừng khi đang bơm vì sẽ cho kết quả sai.
  • Xả hơi liên tục đến khi kim về số 0, không được xả ngắt quãng.

4. Các biện pháp ứng phó với huyết áp tăng giảm thất thường

Để ứng phó với huyết áp lên xuống bất thường người bệnh cần được xác định lúc đó đang tăng hay hạ huyết áp. Bởi mỗi trường hợp sẽ có các xử trí khác nhau. 

Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp đột ngột thì cần để họ ngồi hoặc nằm nghỉ. Sau đó, để họ sử dụng thuốc. Khi có cơn tăng huyết áp kèm theo nhiều biểu hiện nghiêm trọng, bệnh nhân cần được đưa tới cơ sở y tế. 

Nếu bị tụt huyết áp thì đầu tiên đặt bệnh nhân nằm thẳng để chân cao hơn đầu. Sau đó cho họ uống nước sâm, trà gừng, chè đặc hoặc ăn đậm muối, uống nhiều nước hoặc ăn socola. Và sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp nếu họ có. 

Huyết áp lên xuống bất thường rát khó để kiểm soát nên nhiều người bệnh thường lơ là. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm nó sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng lên tim mạch, sức khỏe. Người bệnh cần chú trọng đến chỉ số huyết áp của cơ thể và kết hợp sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch như NattoEnzym DHA EPA, NattoEnzym, NattoEnzym 1000 theo chỉ định của bác sĩ. NattoEnzym là trang thông tin chính thức về sản phẩm NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang.

 

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook