Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ

Đăng tải lúc 00:07, 26-07-2023

Căn bệnh đột quỵ luôn là nỗi ám ảnh bởi sự nguy hiểm mà nó mang đến. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn thế giới, chỉ đứng sau bệnh lý về tim mạch và ung thư.

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ thường trong 3-4-5 giờ đầu và hiện tại là 6 giờ theo những tiến bộ y học (nhưng tốt nhất là trong 60 phút đầu hoặc càng sớm càng tốt) kể từ khi người bệnh có những dấu hiệu đột quỵ đầu tiên. Di chứng của đột quỵ rất nguy hiểm như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, co cứng cơ, suy kiệt…; phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí nhưng khó để điều trị dứt điểm. 

I. Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ

Theo thống kê của Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm trên thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới và con số tử vong lên đến 6,5 triệu người. Tại Việt Nam, theo thống kê được công bố tại Hội nghị đột quỵ thế giới năm 2022 diễn ra ngày 5/11 ở Hà Nội, số người bị đột quỵ hằng năm trên 200.000 người, trong đó có khoảng 100.000 người sống sót nhưng gặp phải các di chứng về thần kinh, vận động khó khăn, suy giảm hoạt động não... Thực tế này cho thấy bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ gồm 2 nhóm chính:

1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

- Nguy cơ đầu tiên là giới tính (nam giới) - PGS. TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai đã công bố nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đột quỵ tại Việt Nam trong thời gian qua, cho thấy tỷ lệ nam giới mắc đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với nữ giới.

- Nguy cơ tiếp theo là những người có tuổi tác cao (trên 50 tuổi)

- Người có tiền sử gia đình từng bị đột quỵ.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ - Đột quỵ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

2. Nguy cơ có thể thay đổi được (chủ yếu đến từ các thói quen xấu trong sinh hoạt hiện đại)

- Hút thuốc lá chủ động và bị động (người ở trong môi trường tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc bệnh).

- Thường xuyên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo, hàm lượng cholesterol cao.

- Sử dụng quá nhiều bia rượu.

- Thức khuya làm việc, dậy sớm và bị áp lực công việc kéo dài. 

- Ít tập thể dục và vận động rèn luyện sức khỏe, người bị béo phì, thừa cân.

II. Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ

Đột quỵ là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm với tính mạng con người và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Sau đây, là các dấu hiệu đột quỵ sớm nhất để có thể phát hiện và cấp cứu chữa trị kịp thời:

- Đau đầu: Nhức đầu dữ dội, đột ngột, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức. Các cơn đau sẽ xuất hiện với các mức độ đau khác nhau.

- Khó nói và không giao tiếp được như bình thường: Nói chuyện trở nên khó khăn, nói ngọng, lắp bắp, môi và lưỡi bị tê cứng, khó khăn trong việc mở miệng để nói. 

- Tê yếu nửa người hoặc tê liệt nửa mặt, cánh tay hoặc chân: Bạn có thể bị tê, yếu hoặc liệt đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân. Điều này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. 

- Liệt mặt: Một bên miệng của bạn có thể xệ xuống khi bạn cố gắng cười, mặt có biểu hiện không cân xứng, bị lệch sang một bên so với bình thường.

- Thị lực giảm đột ngột: Mắt sẽ bị mờ hoặc tối đen thị lực ở một bên hoặc cả hai mắt, tầm nhìn ngoại biên giảm sút.

- Đi lại khó khăn: Có thể vấp ngã hoặc mất thăng bằng. Mất thăng bằng và không có khả năng phối hợp.

Ngoài ra, chúng ta có thể nhận biết đột quỵ sớm qua quy tắc “FAST” - được hội tim mạch Mỹ (AHA) và các tổ chức khác sử dụng - để bệnh nhân và người thân dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm từ đột quỵ:

F—Face (Gương mặt): Yêu cầu người đó cười để xem một bên mặt có bị xệ hay mất cân đối không?

A—Arm (Cánh tay): Yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên. Nếu khó khăn trong việc đưa hai tay qua đầu cùng một lúc và một cánh tay rơi xuống, các chi bị yếu rất có khả năng người đó bị đột quỵ

S—Speech (Giọng nói): Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ ngắn đơn giản lắng nghe xem giọng nói có bị ngọng hay dính chữ không. Nếu không thể nhắc lại cụm từ ngắn đó thì khả năng cao là người đó đang có dấu hiệu đột quỵ.

T—Time (Thời gian): Khi một người có một trong ba dấu hiệu trên, cần gọi 115 ngay lập tức để cấp cứu và chữa trị kịp thời để tránh được những biến chứng nguy hiểm và ít tổn thương nhất có thể.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ - Có thể nhận biết đột quỵ sớm qua phương pháp F.A.S.T

Thời gian vàng cho bệnh đột quỵ là 3-4,5 giờ hoặc 6 giờ kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu, nhưng có thể điều trị càng sớm càng tốt vì mỗi phút trôi qua thì biến chứng để lại cho người bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Cấp cứu đột quỵ trong khoảng thời gian vàng giúp cơ hội sống sót của các bệnh nhân tăng cao hơn, chỉ cần chậm trễ dù chỉ 1 phút bệnh nhân có thể mất đi khoảng 2 triệu tế bào não. Vì thế, cần chạy đua với thời gian để cấp cứu bệnh nhân kịp thời trong khoảng thời gian vàng giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm mà đột quỵ mang lại.

III. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Đột quỵ ngày càng xảy ra phổ biến và những biến chứng mà nó mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân như phù nề não, trầm cảm, đau tim, rối loạn thị giác, thậm chí tử vong. Vì thế, chúng ta cần phải chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Sau đây là một số cách phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý như ăn nhiều các loại rau củ quả, loại đậu, ngũ cốc, ưu tiên bổ sung nhiều thịt trắng - thịt gà, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn nhanh; hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa hàm lượng đường cao; uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.

- Tập thể dục mỗi ngày, với các động tác nhẹ nhàng vừa sức để góp phần tăng tuần hoàn máu cho cơ thể như đi bộ, chạy xe đạp…

- Hạn chế tối đa việc tắm đêm, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh nên giữ ấm cơ thể. Vì cơ thể bị nhiễm lạnh dễ khiến cho các mạch máu bị tổn thương và vỡ dẫn đến đột quỵ.

- Không hút thuốc lá.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát các nguy cơ có thể mắc bệnh đột quỵ.

- Nên sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym để hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ tốt hơn. 

IV. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym của Dược Hậu Giang

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym của công ty Dược Hậu Giang là sản phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông với nguồn gốc an toàn đạt chuẩn chất lượng Nhật Bản, đây chính là bí quyết tăng tuần hoàn máu, hoạt huyết dưỡng não và ngăn ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả.

Đặc biệt, sản phẩm đã được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) cấp giấy chứng nhận an toàn về chất lượng và nguồn gốc nguyên liệu, là sản phẩm duy nhất được cấp và được tái cấp hàng năm tại Việt Nam. NattoEnzym đã vượt qua nhiều vòng kiểm định khắt khe của Hiệp hội như phải chứng minh nguồn gốc sản phẩm, quy trình sản xuất cũng như đội ngũ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm để đạt được chứng nhận. Hơn thế nữa, để được tái cấp chứng nhận này hàng năm, NattoEnzym sẽ phải vượt qua các vòng kiểm định này từ đầu.

Các dòng sản phẩm của NattoEnzym được chứng nhận độc quyền JNKA, chứng nhận chất lượng Nhật Bản trong phòng ngừa đột quỵ bao gồm NattoEnzym 670FU, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ - Bộ ba thực phẩm bảo vệ sức khỏe của NattoEnzym

Với độ uy tín và chất lượng đạt chuẩn Nhật Bản, NattoEnzym của Dược Hậu Giang tự hào là sản phẩm bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa đột quỵ được tin dùng tại Việt Nam hơn 10 năm qua.

 

An tâm mua sắm các sản phẩm NATTOENZYM tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua tại:

- Shopee: https://bit.ly/NattoEnzym-Shopee

- Tiki: https://bit.ly/NattoEnzym-Tiki

- Lazada: https://bit.ly/NattoEnzym-Lazada

Nguồn: Dược Hậu Giang

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ - NattoEnzym Dược Hậu Giang

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook