3 bài tập phục hồi chức năng sau tai biến và các lưu ý khi thực hiện

Đăng tải lúc 00:02, 27-02-2022

Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến rất cần thiết với các bệnh nhân. Bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục sức khỏe, cuộc sống sau này của họ.

Hiệu quả của bài tập phục hồi chức năng sau tai biến sẽ phục thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh nhân. Thông thường bệnh nhân trẻ, bệnh nhẹ thì khả năng phục hồi sau các bài tập sẽ cao hơn người già. Tuy nhiên theo các chuyên gia đánh giá, tập luyện là một trong số những biện pháp giúp người bị tai biến phục hồi nhanh nhất. 

1. Tai biến và hậu quả của nó

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Hiện tượng này xảy ra khi nguồn cấp máu cho não bị gián đoạn, khiến não không nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng dãn đến các tế bào từ từ chết đi. 

Tai biến còn được gọi là đột quỵ

Tai biến còn được gọi là đột quỵ

Theo thống kê trên toàn thế giới, cứ 3 phút lại có một trường hợp tai biến mạch máu não. Còn tại Việt Nam trung bình 1 năm có khoảng 200.000 ca đột quỵ. 

Tai biến cực kỳ nguy hiểm vì có thể dẫn tới tử vong tức thì. Hoặc để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến cuộc sống và phải áp dụng nhiều phương pháp điều trị như bài tập phục hồi chức năng sau tai biến. 

Hiện nay, có tới 80% trường hợp sống sót phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng sau cơn tai biến như: 

  • Người bệnh liệt một hoặc cùng lúc liệt tay chân, liệt mặt, liệt nửa người, liệt toàn thân.
  • Giảm khả năng nhận thức, suy giảm trí nhớ, mất khả năng nhận biết không gian, thời gian,…
  • Nói lắp, nói ngọng, nói không rõ chữ, nói chậm, không nói được. 
  • Liệt, khó kiểm soát cơ miệng, méo miệng.
  • Mất hoặc suy giảm thị lực. 
  • Đại tiện và tiểu tiện không được kiểm soát.
  • Không ổn định cảm xúc dễ nổi nóng, cáu gắt, tự ti, trầm cảm,…

2. Ý nghĩa của việc phục hồi chức năng sau tai biến

Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến giúp khôi phục lại chức năng cho bộ phận bị tổn thương. Điều này sẽ giúp họ có thể sinh hoạt hằng ngày và cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Thực hiện bài tập phục hồi chức năng sau tai biến giúp người bệnh tăng khả năng vận động

Thực hiện bài tập phục hồi chức năng sau tai biến giúp người bệnh tăng khả năng vận động

Việc phục hồi chức năng có rất nhiều ý nghĩa với các bệnh nhân bị tai biến như: 

  • Nâng cao khả năng vận động, hồi phục, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp.
  • Cải thiện tình trạng liệt nửa người hoặc liệt toàn thân.
  • Cải thiện cơ mặt, phục hồi khả năng nói, nhai.
  • Phục hồi khả năng di chuyển, giữ thăng bằng.
  • Giảm tự ti, ổn định tâm trạng, giúp người bệnh lạc quan và vui vẻ hơn.
  • Ngăn chặn, phòng ngừa tai biến và các biến chứng khác.

3. Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến

Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến khá đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. Để mang đến hiệu quả cao nhất, tăng khả năng hồi phục nên kết hợp các bài tập. 

3.1 Bài tập vận động

Vận động là bài tập đầu tiên mà tất cả các bệnh nhân tai biến đều phải thực hiện. Bởi tai biến ảnh hưởng lớn nhất đến thần kinh vận động.  

Tập thể dục nhẹ nhàng

Khi mới bắt đầu tập vật lý trị liệu, bệnh nhân nên tập các bài nhẹ nhàng như tập ngồi, tập nghiêng người. Khi mà bệnh nhân đã đứng vững được, có thể chuyển sang đi bộ nhẹ nhàng có người đỡ hoặc tay vịn ít nhất 15 phút một ngày. Cụ thể như sau: 

  • Tập tư thế nằm: Tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng bên liệt, nằm nghiêng bên lành, lật mình. 
  • Bài tập sinh hoạt hằng ngày: Thay quần áo, mặc quần áo, cài cúc, buộc dây quần. 
  • Di chuyển vị trí: Di chuyển từ giường sang ghế, xe lăn và ngược lại. 

Người bệnh cần tập luyện nhẹ nhàng ít nhất 15 phút một ngày

Người bệnh cần tập luyện nhẹ nhàng ít nhất 15 phút một ngày

Bài tập tăng cường cơ bắp

Khi người bệnh bắt đầu cử động được trở lại thì chuyển sang bài tập tăng trương lực cơ. Một số bài tập phục hồi chức năng sau tai biến lên cơ bắp như: 

  • Tăng cường cơ bắp tay: Người bệnh ngồi ở mép giường, tay duỗi thẳng, bàn tay duỗi, xèo đặt trên giường và dùng lực để nâng người lên 10 lần. 
  • Tăng cường cơ bắp chân: Ngồi để gối bên chân liệt vuông góc, bàn chân đặt trên nền nhà. Bắt chéo chân lành sang và tỳ lên đầu gối bên chân bị liệt. Nếu người bệnh không tự thực hiện được thì người nhà hỗ trợ. Và tư thế này cần giữ trong 5 - 10 phút. 
  • Tập gấp háng: Để người bệnh ngồi thằng, khớp gối vuông góc dùng tay nhấc gối bị liệt lên. 
  • Tập duỗi gối: Ngồi sâu vào trong ghế, cẳng chân duỗi thẳng, gối duỗi còn người nhà tì vào cổ chân để chống lại lực duỗi của người bệnh
  • Tập cơ tay: Giơ hai tay lên quá đầu rồi hạ xuống 20 lần liên tiếp. Nếu người bệnh không ngồi hoặc đứng được thì tập ở tư thế nằm ngửa. 
  • Tập vai liệt: Để người bệnh nằm ngửa, người nhà dùng một tay giữ vai, một tay cầm cẳng tay đưa về phía đầu đến khi người bệnh kêu đau, giữa 30 giây. 

Người bệnh có thể tập duỗi gối và cơ tay để phục hồi chức năng sau tai biến

Người bệnh có thể tập duỗi gối và cơ tay để phục hồi chức năng sau tai biến

Bài tập cân bằng và tăng cường phối hợp

Kết hợp giữa cân bằng và phối hợp là bài tập phục hồi sau chấn thương đem lại nhiều hiệu quả trên trí não và cơ thể. 

  • Bài tập đứng dậy: Đứng vững giữa 2 thanh song song, đứng vịn vào nạng. Nếu bệnh nhân không tự đứng dậy được thì cần người nâng đỡ để tập luyện.
  • Tập đứng thăng bằng: Đứng thẳng dang tay sang 2 bên, cúi gập người về 2 bên, đi trong thanh song song. 
  • Kéo dãn cổ tay bên liệt: Để người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập về phía vai 90 độ. Người nhà duỗi để khủy tay người bệnh thẳng ra, tay kia duỗi cổ tay rồi các ngón tay. 

3.2 Bài tập tư duy và trí não

Đột quỵ khiến cho não bộ người bệnh bị tổn thương và ảnh hưởng đến tư duy, trí não. Ngoài phục hồi cơ thể, cần có các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến lên suy nghĩ, nhận thức để bệnh nhân phục hồi được toàn diện. 

Tập luyện tư duy và trí não để bệnh nhân hồi phục hoàn thiện sau tai biến

Tập luyện tư duy và trí não để bệnh nhân hồi phục hoàn thiện sau tai biến

Bài tập ghi nhớ và tái tạo kỹ năng

Các bài tập này sẽ kích thích khả năng nhận thức, ghi nhớ và phản xạ của người bệnh. Người nhà bệnh nhân đưa ra các món đồ sau đó đặt câu hỏi để người bệnh trả lời tên của chúng. Hoặc đặt ra một loạt đồ vật rồi cất đi 1 vài món để người bệnh đoán. Kỹ năng cũng cần được phục hồi bằng các bài tập nắm, thả đồ.

Bài tập thể chất kết hợp với trí não

Một số bài tập phục hồi chức năng sau tai biến đơn giản như lật thẻ bài có thể áp dụng để vừa tăng cường vận động cũng như trí não của bệnh nhân. Bạn cho bệnh nhân xem thẻ bài rồi úp xuống sau đó yêu cầu họ trả lời đó là quân bài gì và lật lên. Tuy chỉ đơn giản nhưng nó tạo cảm giác hứng thú, kích thích ghi nhớ và vận động tay cho bệnh nhân. 

3.3 Bài tập nói và ngôn ngữ

Khoảng 20% các bệnh nhân bị tai biến sẽ mất tiếng nói, khả năng nói, ngôn ngữ. Do đó, để có thể trở về sinh hoạt như bình thường thì người bệnh cũng cần tập luyện và phục hồi các chức năng này. 

Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến bao gồm cả việc tập nói

Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến bao gồm cả việc tập nói

Bài tập phát âm và điều chỉnh ngôn ngữ

Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến cơ bản nhất là để bệnh nhân tập đọc bảng chữ cái, số. Người nhà ở bên cạnh điều chỉnh để người bệnh phát âm đúng, sửa lỗi sai, đọc không rõ. 

Bài tập luyện ngữ cảnh và giao tiếp

Khi người bệnh đã có thể phát âm tốt hơn thì tăng độ khó bài tập lên bằng cách đưa ra hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như đưa ra một số đồ vật để bệnh nhân mô tả. Hoặc để bệnh nhân đọc một đoạn văn, trò chuyện đơn giản với một người khác. 

4. Những lưu ý khi thực hiện bài tập phục hồi chức năng sau tai biến

4.1 Thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia y tế

Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến thường đòi hỏi nhiều kỹ thuật để có thể tác động vào các vị trí bị tổn thương. Mặt khác, sau cơn tai biến thể trạng bệnh nhân rất yếu. Nên khi tập luyện sai có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng thậm chí gây liệu vĩnh viễn. 

Để trách tập phục hồi kém hiệu quả, cần tuân thủ theo ý kiến bác sĩ

Để trách tập phục hồi kém hiệu quả, cần tuân thủ theo ý kiến bác sĩ

Nên người bệnh cần được thăm khám bởi chuyên gia y tế. Từ đó, bác sĩ sẽ xây dựng các bài tập phù hợp với từng vị trí, tình trạng tổn thương và thể trạng người bệnh. Đồng thời, khi tập luyện phục hồi chức năng bên cạnh chuyên gia bệnh nhân còn được điều chỉnh tư thế đúng cách, nâng đỡ phù hợp. 

4.2 Tập trung vào sự tiến bộ và nhận biết giới hạn cá nhân

Người nhà không nên quá tập trung vào số lượng, chất lượng bài tập phục hồi. Thay vào đó hãy chú ý đến khả năng tiến bộ của người bệnh từ đó động viên và điều chỉnh bài tập phù hợp hơn. Mặt khác, mỗi bệnh nhân có mức độ tổn thương khác nhau và bài tập cần điều chỉnh phù hợp. Khi đến giới hạn, bệnh nhân thấy đau thì cần dừng lại. 

4.3 Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý

Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến đạt hiệu quả cao nhất khi bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng cân bằng và nghỉ ngơi hợp lý. Loại bỏ các thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày. Chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đủ đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, năng lượng để duy trì thể trạng và phục hồi của cơ thể. 

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi sau mỗi lần tập luyện, không nên lạm dụng, tập quá sức. Ngủ sớm, ngủ đủ giấc hay đảm bảo chất lượng giấc ngủ đều rất quan trọng. 

Trên đây là những bài tập phục hồi chức năng sau tai biến cơ bản mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Để đảm bảo an toàn, trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào bệnh nhân cần được thăm khám, tư vấn bởi chuyên gia.Tham khảo thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe khỏi căn bệnh tai biến như NattoEnzym DHA EPA, NattoEnzym, NattoEnzym 1000 để phòng ngừa bệnh ngay hôm nay. NattoEnzym là trang thông tin chính thức về sản phẩm NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook