Tăng huyết áp - Nên uống gì để kiểm soát bệnh?

Đăng tải lúc 00:08, 19-08-2023

Tăng huyết áp uống gì cho hạ? Tăng huyết áp được xem như là “kẻ giết người thầm lặng” bởi diễn biến âm thầm mà vô cùng nguy hiểm của nó. Bệnh tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ,... gây tử vong. Vì thế, việc phát hiện sớm để điều trị kịp thời và kiểm soát bệnh là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.

I. Một số triệu chứng tăng huyết áp thường gặp

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng cụ thể hoặc chỉ là một số triệu chứng thoáng qua nhanh chóng, nên nhiều người không hề biết rằng mình bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp được phát hiện khi đo huyết áp tại nhà hoặc thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Sau đây là một số dấu hiệu biểu hiện nguyên nhân tăng huyết áp mà bạn cần đặc biệt chú ý:

- Nhức đầu thường xuyên: Một trong những biểu hiện tăng huyết áp đầu tiên là cảm thấy đau đầu, đặc biệt là ở vùng sau đầu.

- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi và căng thẳng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu tăng huyết áp bạn nên để ý.

- Thở gấp: Người bị tăng huyết áp có thể cảm thấy khó thở, thở nhanh hơn và có thể thở dốc sau một hoạt động nhẹ.

- Bị chảy máu mũi.

- Xuất hiện vết máu bên trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc.

- Ngứa các chi, tê yếu tay chân.

- Buồn nôn.

- Mất ngủ: cảm giác mất ngủ và khó ngủ cũng có thể là biểu hiện tăng huyết áp cảu cơ thể.

- Tình trạng chóng mặt xảy ra thường xuyên: Cảm giác chóng mặt hoặc hoa mắt, xây xẩm mặt mày có thể xuất hiện khi bạn đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi.

- Thay đổi thị lực: Một số người bị tăng huyết áp có thể gặp vấn đề về thị lực, bao gồm mờ mắt, khó nhìn rõ và nhức mắt.

- Đau tim hoặc nhồi máu cơ tim: Tăng huyết áp kéo dài có thể gây ra tổn thương cho mạch máu và gây ra đau tim, tim đập nhanh hơn hoặc nhồi máu cơ tim.

Tăng huyết áp - Nên uống gì để kiểm soát bệnh? - Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm

II. Tăng huyết áp dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thế nào

Mặc dù tăng huyết áp diễn ra trong âm thầm nhưng những biến chứng tăng huyết áp mang lại vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Tăng huyết áp là căn nguyên gây ra các bệnh như nhồi máu cơ tim, suy thận, nguy hiểm nhất là bệnh đột quỵ dẫn đến tử vong hàng đầu tại Việt Nam.

Tăng huyết áp lâu ngày làm ảnh hưởng lên mạch máu và tim, gây hỏng thành mạch và tổn thương tim. Các biến chứng tăng huyết áp được biết đến nguy hiểm như:

- Bệnh mạch máu ngoại vi: Tăng huyết áp không kiểm soát có thể gây tổn thương cho các động mạch ngoại vi, dẫn đến suy giảm dòng máu và gây ra các vấn đề như đau và chuột rút trong chân.

- Cơn đau thắt ngực.

- Suy tim.

- Xuất huyết võng mạc.

- Nhồi máu cơ tim – mạch máu bị tắc nghẽn, không cung cấp đủ máu đến tim, làm chết tế bào tim. Thời gian nhồi máu cơ tim càng lâu càng làm tăng tổn thương lên tim dẫn đến tử vong.

- Đột quỵ do xuất huyết não – mạch máu não bị vỡ do áp lực máu tăng cao. 

- Đột quỵ do nhồi máu não – động mạch cung cấp máu bị tắc nghẽn, lưu thông máu không được, dẫn đến tế bào não chết đi nhanh chóng. 

Tăng huyết áp - Nên uống gì để kiểm soát bệnh? - Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh đột quỵ hiện nay

III. Ăn uống gì để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tăng huyết áp hiệu quả

Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính, cần được điều trị lâu dài và theo dõi hằng ngày để tránh tăng huyết áp cấp cứu, biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bên cạnh sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định và phác đồ điều trị tăng huyết áp, việc thực hiện một lối sống khoa học là để điều trị đối với bệnh nhân tăng huyết áp và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh đối với mọi người là vô cùng cần thiết.

Tăng huyết áp uống gì cho hạ, hay nên ăn gì để giảm huyết áp là điều mọi người nên chú trọng. Đặc biết, để kiểm soát huyết áp hiệu quả cũng như phòng ngừa huyết áp tăng cao cần điều chỉnh khẩu phần ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học, chi tiết như sau: 

- Giảm thiểu lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày (<1.500mg muối trong một ngày).

- Không ăn các thực phẩm chứa cholesterol cao như mỡ, gan, tạng động vật.

- Ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng cường vitamin tốt cho cơ thể.

- Tập các bài tập thể dục vừa sức, nên tập khoảng 30 phút một ngày. 

- Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.

- Không sử dụng rượu bia.

- Hạn chế căng thẳng, áp lực.

- Nên ngủ đủ giấc, cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ ngon hơn.

Tăng huyết áp uống gì cho hạ?

Tăng huyết áp uống gì cho hạ?

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp nên cân nhắc tìm hiểu và sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe vào liệu trình thích hợp. Sản phẩm NattoEnzym của Dược Hậu Giang đã trải qua quá trình nghiên cứu và kiểm định khắt khe, đảm bảo hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp, cải thiện các tình trạng xây xẩm mặt mày, tê yếu tay chân giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Cả 3 sản phẩm NattoEnzym 670FU, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice được tin dùng bởi chất lượng vượt trội mà nó mang lại, đều được chứng nhận danh giá và uy tín của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

 

An tâm mua sắm các sản phẩm NATTOENZYM tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua tại gian hàng chính hãng của Dược Hậu Giang:

- Shopee: https://bit.ly/NattoEnzym-Shopee

- Tiki: https://bit.ly/NattoEnzym

- Lazada: https://bit.ly/NattoEnzym-Lazada

Nguồn: Dược Hậu Giang

Tăng huyết áp - Nên uống gì để kiểm soát bệnh? - NattoEnzym Dược Hậu Giang

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc tăng huyết áp, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook