Điểm khác biệt giữa huyết áp tâm thu và tâm trương

Đăng tải lúc 00:03, 06-03-2022

Khi đo huyết áp người ta thường quan tâm đến huyết áp tâm thu và tâm trương. Vậy hai chỉ số này khác nhau như thế nào, sẽ được cung cấp trong nội dung sau.

Huyết áp là chỉ số để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Trong chỉ số huyết áp sẽ có huyết áp tâm thu và tâm trương. Hiểu được hai loại chỉ số trên sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình sức khỏe của bản thân. Hãy cùng NattoEnzym tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Huyết áp tâm thu và tâm trương: Thông tin cơ bản bạn cần biết

Khi đo huyết áp, các bác sĩ thường đọc hai chỉ số. Chỉ số huyết áp tâm thu là chỉ số tối đa. Chỉ số huyết áp tâm trương là chỉ chỉ số tối thiểu mà sức khỏe bình thường cần có.

1.1 Huyết áp tâm thu là gì?

Huyết áp tâm thu và tâm trương có khác nhau không? Câu trả lời là có. Huyết áp tâm thu là biểu hiện của áp lực máu lên động mạch khi tim co lại. Nếu chỉ số này vượt ngưỡng bình thường sẽ vô cùng nguy hiểm.

Giúp người đọc định nghĩa huyết áp tâm thu và tâm trương

Giúp người đọc định nghĩa huyết áp tâm thu và tâm trương

1.2 Huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp tâm trương là chỉ số thường thấp hơn tâm thu. Đây là chỉ số biểu hiện áp lực máu lên động mạch khi tìm giãn ra. Chỉ số này thường khó thay đổi hơn huyết áp tâm thu.

2. Sự khác nhau giữa huyết áp tâm thu và tâm trương là gì?

Khi bạn được chẩn đoán có chỉ số huyết áp là 120mmHg/80mmHg, trong đó đã bao gồm cả huyết áp tâm thu và tâm trương. Trong đó 120 là chỉ số của huyết áp tâm thu, 80 là chỉ số của huyết áp tâm trương.

2.1 Đặc điểm của huyết áp tâm thu và tâm trương

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương có mối liên hệ chặt chẽ với sự vận động của tim. Việc đo huyết áp giúp con người biết được vấn đề sức khỏe của bản thân.

  • Huyết áp tâm thu càng mạnh thì sự co bóp tim càng mạnh và ngược lại.
  • Nếu đo huyết áp bằng máy, bác sĩ sẽ nghe được huyết áp tâm thu tại thời điểm xả bao hơi.
  • Chỉ số huyết áp tâm thu ở mức ổn định là từ 90 mmHg đến 130 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương càng mạnh thì tình trạng xơ vữa càng lớn nhưng độ đàn hồi của máu lại càng yếu.
  • Khi đo huyết áp, tiếng tim đập cuối cùng sẽ cho ra kết quả của huyết áp tâm trương.
  • Chỉ số huyết áp tâm trương ở mức ổn định là 60 mmHg đến 80 mmHg.

2.2 Nguyên nhân gây ra và triệu chứng của mỗi loại huyết áp.

Con người thường chỉ chú ý đến bệnh huyết áp cao mà không biết có rất nhiều bệnh liên quan đến huyết áp tâm thu và tâm trương. Ví dụ như rối loạn huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương,...

Huyết áp tâm thu rối loạn

Rối loạn huyết áp tâm thu là hiện tượng lượng máu từ tim đến các cơ quan không ổn định. Nếu huyết áp cao, người bệnh có thể biểu hiện đau đầu, khó thở, suy giảm thị lực,...Nếu huyết áp thấp bạn có thể bị hoa mắt, thiếu tập trung,...

Huyết áp tâm trương cao

Huyết áp tâm thu và tâm trương khác nhau khi không ổn định. Nếu huyết áp tâm trương cao vượt ngưỡng ngoài 90 mmHg, bệnh nhân được chẩn đoán bị huyết áp cao. Huyết áp cao do tình trạng áp suất tâm trương cao xuất hiện nhiều ở người trẻ.

Huyết áp tâm trương thấp

Huyết áp tâm trương được cho là thấp khi bạn đo được chỉ số dưới 60mmHg. Nếu kết hợp với tình trạng huyết áp tâm trương có chỉ số dưới 90mmHg thì bạn đang bị huyết áp thấp.

Phân biệt huyết áp tâm thu và tâm trương khá dễ dàng

Phân biệt huyết áp tâm thu và tâm trương khá dễ dàng

2.3 Tác động của mỗi loại huyết áp đến sức khỏe.

Huyết áp tâm thu và tâm trương đều có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của bạn. Hai chỉ số huyết áp này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu, mất ngủ, suy thận, chóng mặt và bệnh tim,... Vì vậy, dù là người khỏe mạnh cũng nên đo huyết áp thường xuyên để nhanh chóng phát hiện bệnh và bảo vệ cơ thể.

2.4 Phương pháp điều trị và kiểm soát cho huyết áp tâm thu và tâm trương

Các chỉ số huyết áp giúp người bệnh theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Để duy trì các chỉ số trên ở mức ổn định, bạn cần xem xét một số lời khuyên sau:

  • Thường xuyên tập thể dục là vô cùng quan trọng;
  • Ăn nhiều rau củ để cơ thể hấp thụ chất xơ, vitamin,...
  • Xây dựng lối sống khoa học, ăn uống đúng giờ và ngủ đủ giấc;
  • Các chất kích thích độc hại như rượu bia, thuốc lá cần loại bỏ;
  • Thường xuyên đo huyết áp để kịp thời nhận biết về sức khỏe của cơ thể.

3. Chỉ số huyết áp thế nào được xem là bình thường?

Theo các nghiên cứu về sức khỏe, các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương ổn định là từ 90 mmHg đối với huyết áp tâm thu. Đối với huyết áp tâm trương chỉ số nên duy trì ở mức 60mmHg đến 90mmHg. Mức độ huyết áp có vai trò quan trọng với cơ thể và đặc biệt là các cơ quan như tim và não. Vì vậy, bạn phải luôn có ý thức theo dõi huyết áp của cơ thể.

Cần duy trì chỉ số huyết áp bình thường giúp ổn định sức khỏe

Cần duy trì chỉ số huyết áp bình thường giúp ổn định sức khỏe

4. Các lưu ý khi theo dõi huyết áp

Đo huyết áp là cách phổ biến để biết các thông số liên quan đến huyết áp tâm thu và tâm trương. Tuy nhiên, bạn phải biết các chỉ số này có thể lên xuống không đáng kể phụ thuộc vào cảm xúc hay hoạt động của bạn.

Trước khi đo huyết áp người bệnh nên ngồi nghỉ khoảng 15 phút trong trạng thái ổn định để tránh ảnh hưởng đến các chỉ số. Tránh uống các chất kích thích cũng là quan trọng để cho ra một chỉ số huyết áp đúng nhất với sức khỏe của người bệnh.

Cần theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo sức khỏe

Cần theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo sức khỏe

Các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương đóng vai trò quan trọng đối với việc nhận biết huyết áp của người bệnh. Xây dựng lối sống lành mạnh là quan trọng để duy trì sự ổn định của các chỉ số này. Ngoài ra, việc bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe huyết áp và tim mạch cũng là lựa chọn hữu hiệu để quản lý chỉ số huyết áp. Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm NattoEnzym DHA EPA, NattoEnzym, NattoEnzym 1000 của DHG Pharma theo ý kiến của bác sĩ. NattoEnzym là trang thông tin chính thức về sản phẩm NattoEnzym Nhật Bản - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook