Đã khỏi COVID-19, cần cẩn trọng cục máu đông tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ!

Đăng tải lúc 00:04, 27-04-2023

Bệnh SARS-CoV-2 là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các cục máu đông xuất hiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, khiến họ mệt mỏi, kiệt sức và mất oxy trong máu.

Covid-19 không chỉ đe dọa tính mạng của con người một cách trực tiếp mà còn gây ra một mối đe dọa nguy hiểm khác, đó là tạo ra cục máu đông lớn trong các cơ quan như tim, gan và các bộ phận khác. Cục máu đông này có thể gây tắc nghẽn mạch máu, suy hô hấp, suy tim, đột quỵ và đe dọa tính mạng của người bệnh. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do nCoV kích hoạt một loại kháng thể tự miễn trong máu, tấn công các tế bào và gây ra tình trạng đông máu trong các động mạch, tĩnh mạch và vi mạch.

Theo Tiến sĩ y khoa Matthew Exline, giám đốc y tế của đơn vị chăm sóc đặc biệt tại Ohio State Wexner, khi cơ thể chịu chấn thương như bị trầy đầu gối, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt. Một trong những cách mà hệ thống miễn dịch đáp ứng với chấn thương là tăng cường hoạt động đông máu để ngăn chặn sự chảy máu. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng và viêm nhiễm do nCoV, xu hướng đông máu có thể trở nên nguy hiểm hơn, gây ra cục máu đông trong não, tim, phổi, chân và đôi khi trên toàn bộ cơ thể. Đối với những người có bệnh lý nền như ung thư, béo phì hoặc tiền sử đông máu, tình trạng đông máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo Giáo sư Alex Spyropoulos, từ Viện nghiên cứu y học Feinstein ở New York, Covid-19 được xem là căn bệnh gây ra sự đông máu nhiều nhất. Phó giáo sư Margaret Pisani từ Đại học Yale (Mỹ) cũng đã nghiên cứu và xác định rằng đông máu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự kiệt sức nhanh chóng và thiếu oxy nghiêm trọng trong máu, làm tăng nguy cơ tử vong cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

 

Hình ảnh mô tả cục máu đông trong lòng mạch

Hình ảnh mô tả cục máu đông trong lòng mạch

 

Gần đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi Giáo sư Paul Harrison và Tiến sĩ Maxime Taquet từ Khoa Tâm thần học của Đại học Oxford (Anh) và Trung tâm Nghiên cứu Y sinh học Oxford (NIHR) đã chỉ ra rằng, nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch não ở những người mắc bệnh Covid-19 là gấp hơn 100 lần so với người không mắc bệnh.

Đông máu là một biến chứng nghiêm trọng không thể coi thường đối với những người nhiễm Covid-19, và nó là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ, kể cả ở người trẻ. Khi cục máu đông hình thành, nó gây tắc nghẽn sự lưu thông máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ trong não với những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, giảm thị lực, liệt nửa người, méo miệng... Điều nguy hiểm hơn là cục máu đông có thể gây ra đột quỵ và dẫn đến tử vong.

Với sự xuất hiện của nhiều biến thể mới của nCoV tại Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Anh và các nước khác, những biến thể này có khả năng lây lan dễ hơn và có khả năng tránh được miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch tự nhiên và miễn dịch từ vaccine, từ đó tăng nguy cơ xuất hiện đông máu và gây ra tử vong nhiều hơn.

Để giảm hoặc ngăn ngừa tình trạng đông máu ở bệnh nhân Covid-19, các bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc làm loãng máu. Khi có sẵn vaccine phòng ngừa Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mọi người nên tiêm vaccine để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và ngăn chặn sự xuất hiện của cục máu đông.

Đối với những người không nhiễm Covid-19, để phòng ngừa tình trạng cục máu đông và nguy cơ đột quỵ, bác sĩ Vũ Trí Thanh - Phó Trưởng cơ sở 2 - Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM đề xuất rằng mọi người nên tập thể dục thường xuyên, kiểm soát các chỉ số như huyết áp, đường máu, duy trì mức độ cholesterol ở mức an toàn và cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.

Hơn nữa, việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và đề phòng khỏi nguy cơ đột quỵ do cục máu đông gây ra. Trong số các loại thực phẩm có khả năng hạn chế hình thành cục máu đông và phòng ngừa đột quỵ, natto (đậu tương lên men) và beni-koji (men gạo đỏ) được coi là hai món ăn truyền thống của Nhật Bản.

 

NattoEnzym Red Rice góp phần ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết phối, tăng tuần hoàn, giảm nguy cơ di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

 

Men gạo đỏ chứa hợp chất monacolin, có tác dụng giảm mỡ máu, thúc đẩy cholesterol tốt, và giảm cholesterol xấu cũng như triglyceride. Trong khi đó, natto chứa thành phần nattokinase. Trong một nghiên cứu kéo dài 6 năm, Giáo sư vi sinh Hiroyuki Sumi phát hiện rằng enzym nattokinase có khả năng mạnh mẽ hơn gấp 4 lần enzym plasmin tự nhiên trong cơ thể, giúp tan cục máu đông. Khi đi vào hệ tuần hoàn, nattokinase giúp loại bỏ cục máu đông, cải thiện tuần hoàn máu trong não và hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ.

Nhờ sự kết hợp của thành phần men gạo đỏ và enzym nattokinase, có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa đột quỵ. Dược Hậu Giang đã sử dụng công thức và thành phần này để sản xuất các sản phẩm bảo vệ mạch máu, góp phần trong việc phòng ngừa đột quỵ.

 

Tại Việt Nam, Dược Hậu Giang là đơn vị kế thừa thành tựu y học Nhật Bản và cho ra đời sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) chứng nhận chất lượng.

NattoEnzym Red Rice góp phần ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết phối, tăng tuần hoàn, giảm nguy cơ di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

NattoEnzym Red Rice góp phần ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết phối, tăng tuần hoàn, giảm nguy cơ di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

NattoEnzym Red Rice được Dược Hậu Giang sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản, nguyên liệu thiên nhiên nhập khẩu độc quyền từ đất nước mặt trời mọc. NattoEnzym Red Rice đảm bảo khuyến nghị 2.000 FU/ ngày của JNKA nên rất tiện lợi cho người dùng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ xây xẩm mặt mày do lưu thông máu kém, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối.

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. GPQC: 2097/2020/XNQC-ATTP. Bộ Y tế cấp ngày ngày 6/7/2020.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook