Đăng tải lúc 00:06, 25-06-2024
Khi bị xây xẩm chóng mặt, người bệnh sẽ cảm thấy đầu óc lâng lâng, nặng trĩu hoặc bồng bềnh, không thể đứng vững. Xây xẩm chóng mặt nên uống gì, kiêng uống gì là điều người bệnh nên nắm rõ để kịp thời ứng phó khi tình trạng này xảy ra. [1]
Người bị xây xẩm chóng mặt nên sử dụng các loại đồ uống dưới đây để khôi phục sức khỏe:
Gừng có tính ấm, chứa hoạt chất tốt cho việc lưu thông máu lên não như zingiberene, gingerol. Trà gừng, nước gừng có khả năng giảm thiểu chóng mặt, choáng váng, ổn định dạ dày, loại bỏ cơn buồn nôn, cấp nước cho cơ thể. Cách sử dụng gừng tươi như sau:
Người bệnh nên kiên trì uống nước gừng, trà gừng mỗi ngày để giảm thiểu hoa mắt, chóng mặt. Ngoài gừng tươi, người bệnh có thể sử dụng trà gừng túi hòa tan để nhanh và tiện hơn.
Trà gừng, nước gừng có khả năng giảm thiểu chóng mặt
Khi cơ thể mất nước, triệu chứng xây xẩm chóng mặt rất hay xảy ra. Cách nhanh nhất để loại bỏ cơn choáng váng chính là uống nước lọc ngay lập tức. Khi cơ thể có đủ nước, oxy, máu và dưỡng chất sẽ dễ dàng lưu thông, tránh tình trạng mất cân bằng dịch trong cơ thể, phòng ngừa xây xẩm hiệu quả. [1]
Xây xẩm chóng mặt nên uống gì: Nước lọc
Nước chanh giàu vitamin C, có khả năng bù nước nhanh chóng. Sau khi uống nước chanh, cơ thể sẽ tỉnh táo, được bổ sung nước và dưỡng chất tức thì, đẩy lùi cơn hoa mắt, chóng mặt. Người bệnh có thể pha chanh tươi với đường hoặc mật ong để ly nước thơm ngon, bổ dưỡng hơn. [2]
Nước chanh giúp đẩy lùi cơn chóng mặt
Nếu người bệnh bị choáng váng do hạ đường huyết, đói lả, kiệt sức thì nên uống nước đường. So với các thức uống khác, cơ thể hấp thu nước đường nhanh hơn. Nước đường giúp cung cấp năng lượng ngay lập tức nên có thể khắc phục tình trạng xây xẩm chóng mặt. [1]
Nước đường có thể khắc phục tình trạng xây xẩm chóng mặt
Mật ong giàu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất dồi dào nên có thể cung cấp năng lượng tức thì, đẩy lùi cơn chóng mặt hiệu quả. Người bệnh chỉ cần pha mật ong với nước ấm hoặc thêm một ít nước chanh là sẽ có thức uống chất lượng khi bị xây xẩm. [1]
Nước mật ong đẩy lùi cơn chóng mặt hiệu quả
Những người hay bị xây xẩm mặt mày nên tránh các loại nước uống dưới đây để tránh bệnh tình tiến triển nặng hơn:
Những loại đồ uống chứa caffein như cà phê, trà sẽ làm tăng nhịp tim, khiến người sử dụng bị chóng mặt, người nôn nao, chân tay bủn rủn. Những người dễ bị chóng mặt không nên uống cà phê thường xuyên và loại cà phê đậm đặc. [2]
Cà phê dễ khiến người uống nôn nao và chóng mặt
Uống nhiều bia rượu khiến lượng đường trong máu thuyên giảm, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Ngoài ra, việc sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngủ không sâu giấc sẽ khiến người bệnh bị nôn nao, chóng mặt vào ngày hôm sau.[2]
Nước chứa cồn khiến người uống dễ bị chóng mặt vào ngày hôm sau
Nước đường có tác dụng hữu ích đối với những bệnh nhân bị chóng mặt do hạ đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng, uống quá nhiều nước đường. Khi cơ thể nạp vào lượng đường quá lớn có thể tạo nên những cơn hoa mắt, chóng mặt. Người bệnh nên hạn chế sử dụng nước uống có gas, nước ngọt đóng chai.
Nước uống nhiều đường có thể tạo nên những cơn hoa mắt chóng mặt
Tìm hiểu xây xẩm chóng mặt nên uống gì và không nên uống gì là chưa đủ. Những loại thức uống quen thuộc trên sẽ giúp cắt cơn chóng mặt tạm thời, phù hợp với những người bị chóng mặt nhẹ, mới khởi phát. Những người hay bị chóng mặt cần có một phương pháp điều trị chủ đạo để dứt điểm bệnh, ví dụ như sử dụng Nattoenzym DHG Pharma theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế và phòng ngừa bệnh trong thời gian dài.
Hiện nay, DHG đang phân phối các sản phẩm chất lượng cao trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa xây xẩm chóng mặt như: NattoEnzym DHA EPA, TPBVSK NattoEnzym, TPBVSK NATTOENZYM 1000. Các sản phẩm này được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt nên đảm bảo đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng. Chỉ cần uống từ 1 đến 2 viên thuốc mỗi ngày người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. [3]
Người bệnh nên sử dụng Nattoenzym DHG Pharma để phòng ngừa xây xẩm chóng mặt
Tuy nhiên, các sản phẩm của DHG đều là thực phẩm chức năng, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị xây xẩm chóng mặt nặng hoặc kéo dài thì nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất và đưa ra lời khuyên xây xẩm chóng mặt nên uống gì, kèm theo chế độ ăn uống thích hợp.
Người bệnh có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng để phòng ngừa đột quỵ thì có thể tham khảo các dòng sản phẩm của Dược Hậu Giang. Các sản phẩm này là giải pháp toàn diện cho sức khỏe trung niên, đặc biệt được khuyên dùng ở người lớn có nguy cơ đột quỵ do huyết khối, tắc mạch.
NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA – Hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.
NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA có dấu mộc JNKA trên bao bì – chứng minh cho chất lượng sản phẩm đã được công nhận bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 345/2024/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
-------------------------
Nguồn tham khảo:
1. I'm Dizzy. What Should I Do?: https://www.webmd.com/brain/what-to-do-if-dizzy (Ngày truy cập: 10/06/2024).
2. What to eat and not to eat if you suffer from dizziness: https://www.amplifon.com/uk/audiology-magazine/diet-for-vertigo (Ngày truy cập: 10/06/2024).
3. Các sản phẩm của DHG: https://www.dhgpharma.com.vn/vi/mat-than-kinh/search?keyword=nattoenzym&option=com_virtuemart&page=shop.browse&search=true&view=category&limitstart=0 (Ngày truy cập: 10/06/2024).