Đột quỵ nhẹ: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đăng tải lúc 00:10, 31-10-2023

Đột quỵ nhẹ hay còn gọi là đột quỵ nhỏ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, có các triệu chứng giống như cơn đột quỵ và là một dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ thật sự có thể xảy ra trong tương lai. Nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ nhẹ sẽ giúp phòng ngừa tốt những biến chứng nguy hiểm.

Đột quỵ nhẹ hay còn gọi là đột quỵ nhỏ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng máu ngưng chảy tới não trong một thời gian ngắn. Theo số liệu thống kê, sau khi trải qua đột quỵ nhẹ, có tới 50% bệnh nhân sẽ mắc lại đột quỵ ít nhất một lần trong vòng 5 năm. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ nhẹ sẽ giúp phòng ngừa tốt những biến chứng nguy hiểm. Vậy các triệu chứng của đột quỵ nhẹ diễn ra như thế nào và cách chữa đột quỵ nhẹ là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây.

1. Đột quỵ nhẹ là gì?

Đột quỵ nhẹ còn được gọi là đột quỵ nhỏ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, không gây tổn hại đến các tế bào não giống như cơn đột quỵ thật sự. Tuy nhiên, cơn đột quỵ nhẹ có các triệu chứng giống như cơn đột quỵ và là một dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ thật sự có thể xảy ra trong tương lai.

Thông thường, cơn đột quỵ nhẹ chỉ tồn tại dưới 24 giờ và kéo dài trong vài phút hoặc chỉ 1-2 giờ. Một số nghiên cứu đã cho thấy có đến 90% trường hợp cơn thiếu máu não thoáng qua có thể mất đi trong vòng 4 giờ mà không gây tổn thương nào.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nếu bị đột quỵ nhẹ thì tuổi thọ của người bệnh sẽ giảm 20%. Có khoảng 10-15% người bệnh sẽ gặp phải đột quỵ thực sự trong vòng 3 tháng sau khi trải qua tình trạng đột quỵ nhẹ. Trong số này, có 50% người bệnh sẽ bị đột quỵ trong vòng 48 giờ sau khi bị đột quỵ nhẹ.

Đột quỵ nhẹ là cơn thiếu máu não thoáng qua

Đột quỵ nhẹ là cơn thiếu máu não thoáng qua

Xem thêm: Xử lý đột quỵ kịp thời và các dấu hiệu nhận biết

2. Các dấu hiệu của đột quỵ nhẹ 

Theo các chuyên gia, các triệu chứng đột quỵ nhẹ có thể bao gồm:

  • Xây xẩm mặt mày, chóng mặt: là triệu chứng phổ biến nhất mà người bị đột quỵ nhẹ thường gặp phải. Người bệnh thường cảm thấy tối sầm mặt, chóng mặt, hoa mắt, thị lực kém.
  • Tê yếu tay chân: các cơn tê bì kéo dài ở chân tay, thậm chí người bị đột quỵ nhẹ có thể mất cảm giác ở tay chân.
  • Huyết áp tăng: tăng huyết áp đột ngột và vượt quá ngưỡng bình thường cũng là một trong các triệu chứng của đột quỵ nhẹ. Huyết áp cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người có tiền sử huyết áp cao.
  • Cơ bắp suy giảm: suy giảm khả năng vận động.
  • Mất cân bằng cơ thể: do sự ngưng máu tới não khiến não bộ không thể xử lý hành động.

Ngoài ra, một số triệu chứng của đột quỵ nhẹ có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác, bao gồm:

  • Đau nửa đầu: đau đầu thường đi kèm với buồn nôn, sợ ánh sáng và âm thanh mạnh. Tình trạng này thường diễn ra trong khoảng 30 phút một cách từ từ.
  • Bị ngất: người bị đột quỵ nhẹ bỗng nhiên mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn mà không có triệu chứng nào khác.
  • Động kinh thoáng qua: những triệu chứng co giật ngắn thường bắt đầu ở một số bộ phận cụ thể trên cơ thể rồi dần lan ra.
  • Mất trí nhớ thoáng qua: người bị đột quỵ nhẹ bỗng nhiên mất trí nhớ tạm thời. Khi tỉnh táo, họ không có triệu chứng thần kinh khu trú nào khác.

3. Nguyên nhân gây ra đột quỵ nhẹ

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh đột quỵ nhẹ bao gồm:

  • Tăng huyết áp: là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh đột quỵ nhẹ. Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ thực sự, vì vậy đột quỵ nhẹ là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn trong tương lai. Việc kiểm soát tốt huyết áp rất quan trọng trong việc phòng ngừa thiếu máu não thoáng qua và xảy ra đột quỵ trong tương lai.
  • Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có thành viên nào đã từng mắc bệnh đột quỵ nhẹ thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
  • Tuổi tác: người cao tuổi, đặc biệt là trên 55 tuổi, dễ mắc bệnh đột quỵ nhẹ hơn.
  • Giới tính: nam giới thường mắc đột quỵ nhẹ nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, hơn một nửa số trường hợp tử vong do đột quỵ nhẹ lại là phụ nữ.
  • Đã từng bị đột quỵ: những người đã từng bị đột quỵ trước đó có khả năng tái phát cao gấp khoảng 10 lần.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: hay còn gọi là bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Tế bào máu hình liềm mang theo rất ít oxy và có xu hướng bị mắc kẹt trong thành động mạch. Điều này gây ra những cản trở lưu thông máu huyết đến não.

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ nhẹ

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ nhẹ

Xem thêm: Hiểu về đột quỵ và phương pháp sơ cứu đột quỵ như thế nào?

4. Chẩn đoán đột quỵ nhẹ

Để chẩn đoán đột quỵ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm máu để xác định lượng đường và cholesterol trong máu cùng nguy cơ xơ vữa động mạnh có thể xảy ra.
  • Điện tim đồ để xác định các rối loạn nhịp tim hoặc rung nhĩ.
  • Siêu âm tim để kiểm tra tổn thương ở van tim và các nguy cơ suy chức năng tim.
  • Siêu âm hệ động mạch để xác định tổn thương hoặc trở vữa động mạch của người bệnh.
  • Siêu âm doppler cho sọ não để đánh giá lưu lượng tuần hoàn máu ở não và động mạch não.
  • Chụp CT để xác định nguy cơ bị đột quỵ do ảnh hưởng của khối u hoặc chấn thương tại não.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não là phương pháp tốt nhất để đánh giá tổn thương về mạch máu não.

5. Phương pháp phòng ngừa đột quỵ nhẹ

Để phòng ngừa đột quỵ, nên thực hiện các phương pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Ưu tiên ăn rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu omega-3 và khoáng chất vi lượng.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh stress và căng thẳng kéo dài.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày. Ưu tiên tập luyện với các bài tập tốt cho não bộ và tim mạch.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp phòng ngừa đột quỵ nhẹ như trên, mọi người có thể bổ sung các thực phẩm hỗ trợ giảm tình trạng đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua như NattoEnzym Red Rice.

NattoEnzym Red Rice giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ nhẹ

NattoEnzym Red Rice giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ nhẹ

Đây là sản phẩm thuộc dòng NattoEnzym thuộc công ty Dược Hậu Giang. Và được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt và nhận chứng nhận JNKA bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

NattoEnzym DHG với các thành phần chính là Nattokinase và men gạo đỏ, hỗ trợ làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời, sản phẩm còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, tan cục máu đông và cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả. Giúp làm giảm tai biến, đột quỵ cũng như ngừa tái đột quỵ.

Truy cập ngay fanpage NattoEnzym để được tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm!

An tâm mua sắm các sản phẩm NattoEnzym tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua tại gian hàng chính hãng của Dược Hậu Giang:

- Shopee: https://bit.ly/NattoEnzym-Shopee

- Tiki: https://bit.ly/NattoEnzym-Tiki

- Lazada: https://bit.ly/NattoEnzym-Lazada

Nguồn: Dược Hậu Giang

NattoEnzym Dược Hậu Giang

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xem thêm: Tại sao bệnh đột quỵ lại đang dần trẻ hoá?

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook