Đăng tải lúc 00:08, 01-08-2023
Tăng huyết áp đã và đang là căn bệnh nguy hiểm, ngày càng phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2022, ước tính có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành từ 30-79 tuổi trên toàn thế giới bị tăng huyết áp, gần 50% những người mắc bệnh không biết mình bị tăng huyết áp.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Sở Y Tế Hà Nội năm 2021, có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có một người mắc. Vì thế, cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thay đổi lối sống lành mạnh hơn để kiểm soát cũng như hạn chế được những hậu quả và biến chứng tăng huyết áp mang lại.
Tăng huyết áp - hay còn gọi là cao huyết áp - là một bệnh lý mãn tính, khi áp lực máu tác dụng lên động mạch tăng cao. Bệnh tăng huyết áp thường diễn ra âm thầm và có một số triệu chứng thoáng qua như ù tai, hoa mắt, xây xẩm chóng mặt.... Tuy nhiên, tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, giảm thị lực, và suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, tăng huyết áp còn tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ dẫn đến tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.
Bệnh tăng huyết áp hiện nay có xu hướng trẻ hóa bởi lối sống và chế độ sinh hoạt không lành mạnh như uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, không vận động thể thao, ăn mặn, ăn các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, căng thẳng lo âu kéo dài,...
Tăng huyết áp sẽ được xác định khi huyết áp đo được lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.
Một số loại tăng huyết áp phổ biến:
- Tăng huyết áp nguyên phát (hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn): loại này thường không có nguyên nhân cụ thể gây bệnh và chiếm gần 90% trường hợp mắc bệnh. Tăng huyết áp vô căn thường gặp ở người cao tuổi, người bệnh do di truyền, người bị béo phì và người thường ăn quá nhiều muối trong khẩu phần ăn.
- Tăng huyết áp thứ phát (thường được xác định rõ nguyên nhân là do triệu chứng của một số bệnh khác): phần lớn nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thứ phát là do bệnh lý về thận, suy thận, bệnh van tim , tác dụng phụ của thuốc giảm đau, giảm cân và một số bệnh nội tiết khác gây ra.
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương thì bình thường.
- Tăng huyết trong giai đoạn mang thai bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhưng được chia thành 3 nhóm như sau:
- Yếu tố di truyền: Nếu có thành viên trong gia đình bị tăng huyết áp, nguy cơ mắc tăng huyết áp của bạn sẽ cao hơn.
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc tăng huyết áp tăng lên khi tuổi tác tăng. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể làm mạch máu trở nên cứng và hẹp, dẫn đến tăng huyết áp.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ nhiều muối (natri), chất béo và cholesterol cao trong chế độ ăn uống có thể góp phần gây tăng huyết áp.
- Thừa cân hoặc béo phì: Cân nặng vượt quá mức bình thường tạo áp lực lên hệ thống tim mạch, gây tăng huyết áp.
- Thiếu vận động: Không tập thể dục và hoạt động thể chất đều đặn có thể góp phần vào tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp.
- Stress: Tình trạng căng thẳng và áp lực tâm lý có thể gây tăng huyết áp tạm thời hoặc kéo dài.
- Tiếp xúc với chất độc hại: Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá bị động có thể gây tăng huyết áp.
- Bệnh thận mãn tính: có thể gây tăng huyết áp thông qua sự ảnh hưởng lên hệ thống hormone, cân bằng nước và muối, cấu trúc mạch máu và khả năng loại bỏ chất thải của thận.
- Rối loạn tuyến giáp: gây tăng huyết áp do sự tăng hoạt động của tuyến giáp và sản xuất quá nhiều hormone giáp.
Bệnh tăng huyết áp có thể gây hại cho sức khỏe theo nhiều cách. Nó có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan quan trọng như tim, não, thận và mắt. Tăng huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi những hậu quả nghiêm trọng và biến chứng tăng huyết áp đem lại như:
- Bệnh tim, đau tim và thiếu máu cơ tim
Huyết áp tăng cao có thể làm động mạch vành bị tắc nghẽn, lưu lượng máu và oxy đến tim bị giảm gây tổn thương lớn đến tim. Việc giảm lưu lượng máu đến tim như vậy sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên gặp phải các cơn đau thắt ngực bên trái và lan truyền đến cả cánh tay trong khoảng từ 15-20 phút, nếu không được cấp cứu chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị tử vong.
- Làm giảm khả năng nhận thức và sa sút trí nhớ đối với các bệnh nhân tăng huyết áp ở độ tuổi trung niên.
- Tăng nguy cơ mắc một số bệnh khác như: Bệnh thận, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não,...
- Đột quỵ và các tổn thương trong não
Tăng huyết áp khiến các động mạch cung cấp máu và oxy lên não bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn dẫn đến đột quỵ. Các tế bào não sẽ chết trong cơn đột quỵ vì không nhận đủ oxy. Đột quỵ có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng về lời nói, cử động và các hoạt động cơ bản khác. Đột quỵ cũng nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Người bệnh tăng huyết áp cần theo dõi sức khỏe và kiểm tra huyết áp thường xuyên để phòng ngừa các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng mà căn bệnh tăng huyết áp mang lại.
Điều trị không dùng thuốc tăng huyết áp: điều chỉnh lối sống lành mạnh như tập thể dục (đi bộ nhanh, chạy bộ..), giảm cân, thay đổi chế độ ăn (giảm muối, giảm mỡ béo, bổ sung trong thực đơn hàng ngày nhiều rau, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt…), thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng.
Điều trị bằng cách sử dụng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ: Chọn lựa và phối hợp thuốc tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.
Vì tăng huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm, nó được xem là vấn đề y tế công cộng tại Việt Nam. Nên cần phòng ngừa bệnh sớm để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế tối đa các hậu quả và biến chứng bệnh tăng huyết áp mang lại sau này:
- Thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học: ngủ sớm và ngủ đủ giấc, không thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress hay căng thẳng quá mức.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: hạn chế muối (dưới 6g/ngày) và có đầy đủ các loại chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên bổ sung đầy đủ các loại rau, trái cây, các loại đậu, hạt…
- Tập thể dục đều đặn với các bài tập vừa sức, vận động cơ thể thường xuyên như đi bộ, chạy xe đạp…
- Duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế việc thừa cân, béo phì.
- Không uống rượu bia.
- Ngừng hút thuốc lá và tuyệt đối không sử dụng chất kích thích.
- Kiểm soát tốt các bệnh liên quan.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm soát sự thay đổi của huyết áp tại nhà.
- Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.
- Khuyến cáo sử dụng kết hợp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Sản phẩm NattoEnzym đã trải qua quá trình nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm nghiêm ngặt của công ty Dược Hậu Giang, có chức năng ổn định huyết áp, tăng tuần hoàn máu não, hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả. Sản phẩm đã đạt được chứng nhận cao nhất của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) dành cho các sản phẩm phòng ngừa đột quỵ làm từ nattokinase.
NattoEnzym Red Rice, NattoEnzym 1000, NattoEnzym 670FU là 3 sản phẩm duy nhất tại Việt Nam đã vượt qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe và phải đảm bảo chất lượng từ khâu sản xuất, đóng gói đến đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm để đạt được chứng nhận từ Hiệp hội JNKA - Hiệp hội phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về các sản phẩm từ enzym nattokinase - danh giá và còn được tái cấp hàng năm.
Với tâm huyết và sự nỗ lực nghiên cứu của Dược Hậu Giang, NattoEnzym đã và đang là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, tăng tuần hoàn máu, hoạt huyết dưỡng não và hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả được nhiều người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và chọn mua để an tâm vui sống.
An tâm mua sắm các sản phẩm NATTOENZYM tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua tại:
- Shopee: https://bit.ly/NattoEnzym-Shopee
- Tiki: https://bit.ly/NattoEnzym-Tiki
- Lazada: https://bit.ly/NattoEnzym-Lazada
Nguồn: Dược Hậu Giang
Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.