Phương pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến và các yếu tố quan trọng

Đăng tải lúc 00:02, 27-02-2022

Phục hồi trí nhớ sau tai biến là một trong số những việc cần thiết để bệnh nhân có thể trở về sinh hoạt bình thường, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Phục hồi trí nhớ sau tai biến sẽ kích thích vùng não bộ đang bị tổn thương hoạt động trở lại và từ từ hồi phục. Biện pháp này cần được áp dụng sớm, chính xác để có hiệu quả tốt nhất và người bệnh sớm trở về cuộc sống bình thường. Các phương pháp phục hồi trí nhớ cụ thể sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây. 

1. Tai biến và trí nhớ: Thông tin cần biết

Tai biến mạch máu não là một hiện tượng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Để áp dụng được đúng phương pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến chúng ta cần hiểu căn bệnh này cũng như tác động của nó lên não bộ. 

1.1 Tai biến là bệnh gì?

Đột quỵ hay tai biến là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ làm quá trình cung cấp máu, oxy, chất dinh dưỡng cho não bị gián đoạn. Khi não không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng cần thiết thì chỉ sau vài phút các thế bào não, thần kinh sẽ bị tổn thương. 

Tai biến được xếp vào một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Và dù có vượt qua, sống sót bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng như liệt một phần hoặc toàn thân, suy giảm trí nhớ, khó nói, mất khả năng ngôn ngữ, thay đổi cảm xúc, méo miệng,…

Tai biến là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn

Tai biến là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn

Tai biến mạch máu não trước đây chỉ xảy ra trên những bệnh nhân lớn tuổi. Nhưng hiện tại, đối tượng của căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Tất cả là bởi thói quen, lối sống không khoa học, thường xuyên thức khuya, ngủ ít, ăn uống không cân bằng, lười vận động, căng thẳng kéo dài.

1.2 Tác động của tai biến lên trí nhớ

Tai biến mạch máu não gây tổn thương trực tiếp lên não, hệ thần kinh. Tùy vào vùng bị tổn thương mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau. Theo thống kê có khoảng gần một nửa số bệnh nhân tai biến bị suy giảm trí nhớ. Người bệnh thường có biểu hiện hay quên, trí nhớ suy giảm, không nhận được người thân, gia đình, không nhớ được tên tuổi bản thân,…

1.3 Sự cần thiết của phục hồi trí nhớ sau tai biến

Trí nhớ kém khiến cuộc sống của bệnh nhân và những người xung quanh gặp rất nhiều khó khăn. Vì không thể nhớ được những thông tin cơ bản người bệnh sẽ không thể sinh hoạt bình thường được. Bên cạnh đó, còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như hành động không tự chủ, cáu bẳn hoặc đi lạc. Chính vì thế, cần có phương pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến để giúp bệnh nhân quay trở lại cuộc sống. 

2. Phương pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến

Điều trị phục hồi là một biện pháp bắt buộc nếu muốn bệnh nhân có thể hồi phục và trở lại sinh hoạt. Mỗi triệu chứng, tổn thương mà người bệnh cần thực hiện phương pháp tương ứng. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các bài tập phục hồi trí nhớ sau tai biến đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. 

2.1 “Đánh thức” các kỷ niệm và thông tin từ quá khứ

Một cách phục hồi trí nhớ sau tai biến đơn giản mà mang lại hiệu quả cao chính là gợi cho người bệnh nhớ về các thông tin trong quá khứ. Các thông tin nên chọn tốt nhất là ở thời điểm gần và người bệnh có nhiều kỷ niệm. Chẳng hặn, bạn có thể hỏi tên các thành viên trong gia đình, tuổi, trường học hay các sự kiện quan trọng. Vừa hỏi, vừa đưa ra các gợi ý để bệnh nhân từ từ nhớ lại. 

Gợi ý cho người bệnh các thông tin trong quá khứ để hồi phục trí nhớ sau tai biến

Gợi ý cho người bệnh các thông tin trong quá khứ để hồi phục trí nhớ sau tai biến

2.2 Thực hiện các bài tập trí tuệ để tăng cường trí nhớ

Các bài tập trí tuệ sẽ có tác dụng tốt lên khả năng ghi nhớ. Tuy nhiên, bạn cần chọn những trò chơi phù hợp, không quá khó để người bệnh có thể thực hiện, theo kịp được. Một số trò chơi kích thích não bộ được các chuyên gia lựa chọn là cờ tướng, cờ vua, giải câu đố, giải ô chữ…

2.3 Áp dụng kỹ thuật nhắc nhở và ghi chú

Hình thành, nhắc lại thói quen cũng là một biện pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến hiệu quả. Người nhà nên để lại các ghi chú về việc cần làm, thông tin quan trọng ở từng khu vực. Chẳng hạn, ở tủ lạnh bạn để lại thông tin nhắc ăn cơm, uống nước. Ở trong nhà tắm thì để ghi chú nhắc đánh răng hay đâu là kem đánh răng, dầu gội đầu,…

Để lại ghi chú ở mỗi khu vực trong nhà cũng là cách giúp người bệnh phục hồi trí nhớ

Để lại ghi chú ở mỗi khu vực trong nhà cũng là cách giúp người bệnh phục hồi trí nhớ

Ngoài ra, có thể sử dụng báo thức để nhắc nhở các thời điểm uống thuốc, ăn cơm…Các kỹ thuật này cần thực hiện liên tục, len lỏi vào từng hoạt động để hình thành thói quen, giúp bệnh nhân ghi nhớ. 

2.4 Tìm hiểu các phương pháp hỗ trợ phục hồi trí nhớ

Bên cạnh các cách phục hồi trí nhớ sau tai biến trên người bệnh nên kết hợp với một số phương pháp khác để đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn. Chẳng hạn, thêm các loại thực phẩm bổ xung hỗ trợ phục hồi tổn thương, tăng cường trí nhớ, kích thích thần kinh hay học một ngôn ngữ, kỹ năng mới, tăng cường giao tiếp xã hội… 

3. Các yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi trí nhớ sau tai biến

Trong quá trình phục hồi trí nhớ sau tai biến ngoài thực hiện liên tục, đều đặn các bài tập thì có nhiều yếu tố khác cũng cần được quan tâm. Những điều này không chỉ quan trọng với trí nhớ mà cả quá trình phục hồi, sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. 

3.1 Sự quan tâm và hỗ trợ từ gia đình và người thân

Người bệnh suy giảm trí nhớ thường hay bị lú lẫn cũng như rất dễ đi lạc. Người nhà cần kiên nhẫn giám sát hay nhắc nhở để bệnh nhân có thể từ từ nhớ lại. Các sinh hoạt hay biện pháp phục hồi cũng đều cần có người bên cạnh hỗ trợ, động viên để người bệnh thực hiện. Trò chuyện, tương tác cùng người thân cũng giúp việc điều trị được hiệu quả hơn. 

Gia đình và người thân cần hỗ trợ và động viên người bệnh

Gia đình và người thân cần hỗ trợ và động viên người bệnh

3.2 Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

Một chế độ ăn uống, lối sống khoa học ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phục hồi trí nhớ sau tai biến. Bởi lúc nào bộ não và cơ thể cần được bổ xung thật nhiều chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi để phục hồi. Người bệnh cần được bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, protein, chất béo có lợi, axit amin…Cùng với đó, lối sống lành mạnh như thường xuyên vận động, ngủ sớm, ngủ ít nhất 7 tiếng, thư giãn, không căng thẳng cần được chú trọng. 

3.2 Tuân thủ theo chỉ định của y, bác sĩ

Với kiến thức chuyên môn, bác sĩ sẽ nhận định được tình trạng và liệu pháp phục hồi phù hợp với từng bệnh nhân. Chính vì thế trước, trong hay sau quá trình phục hồi bệnh nhân đều cần được thăm khám, nhận lời khuyên từ bác sĩ. 

Người nhà, người bệnh phải luôn tuân thủ các chỉ định sử dụng thuốc, tập luyện mà bác sĩ đưa ra. Bởi chỉ cần một sai sót có thể cả quá trình điều trị mất tác dụng, bệnh nhân gặp nguy hiểm hoặc thậm chí gặp tai biến trở lại. 

Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm và những biến chứng để lại rất nghiêm trọng. Việc áp dụng đúng, sớm các biện pháp phục hồi trí nhớ sau tai biến không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà cả những người xung quanh. Ngoài áp dụng các phương pháp phục hồi sau tai biến, người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như NattoEnzym DHA EPA, NattoEnzym, NattoEnzym 1000 của DHG Pharma để phòng ngừa bệnh tái phát. NattoEnzym là trang thông tin chính thức về sản phẩm NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook