Đăng tải lúc 00:02, 24-02-2022
Thiếu máu là gì mà khó kiểm soát, điều trị và luôn thường trực xung quanh chúng ta. Thiếu máu bao gồm 2 loại là cấp tính và mãn tính với nhiều biểu hiện, cách điều trị khác nhau.
Thiếu máu là gì mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống thậm chí là tính mạng của người bệnh. Thiếu máu là bệnh có thể xuất hiện trên mọi đối tượng, lứa tuổi nên chúng ta cần phải hiểu về hội chứng này để có thể nhận biết, điều trị cũng như phòng tránh tốt nhất.
Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở trên thế giới và cả nước ta. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau chính vì thế chúng ta cần phải hiểu được thiếu máu là gì cũng như các dạng thiếu máu phổ biến.
Thiếu máu được định nghĩa theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) là tình trạng, hiện tượng số lượng huyết sắc tố, hồng cầu trong máu ngoại vi giảm. Từ đó, không có đủ máu để cung cấp oxy, tham gia các hoạt động của cơ thể.
Thiếu máu xảy ra khi nồng độ Hemoglobin ở nam giới nhỏ hơn 13g/dl, nở nữ giới thấp hơn 12g/dl và người lớn tuổi dưới 11g/dl. Để xác định thiếu máu ở trẻ nhỏ cần dựa trên từng độ tuổi cụ thể.
Thiếu máu là hiện tượng hồng cầu trong máu ngoại vi giảm
Thiếu máu là gì chỉ có một cách hiểu, tuy để phân loại nó thì có nhiều rất nhiều cách khác nhau. Nhưng đa số các chuyên gia sẽ phân loại theo yếu tố tạo máu để dễ đưa ra phương pháp điều trị.
Thiếu máu do thiếu sắt là loại phổ biến và thường gặp nhất. Khi cơ thể không đủ sắt đáp ứng cho quá trình tạo máu thì sẽ gây ra thiếu máu. Khi bị thiếu máu do thiếu sắt hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh của cơ thể bị suy giảm. Đây không phải là tình trạng cấp tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, hoạt động của người bệnh. Nếu để lâu dài tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thiếu máu vitamin B12 xuất hiện khi cơ thể không lấy đủ lượng từ trứng, thịt, sữa hoặc dạ dày không thể hấp thụ được vitamin B12. Khi cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân chia tế bào ở tủy xương, tạo ra các bất thường ở tế bào hồng cầu và gây bệnh thiếu máu nguyên bào khổng lồ.
Thiếu máu vitamin B12 là nguyên nhân của bệnh thiếu máu nguyên bào khổng lồ
Acid folic hay vitamin B9 có trong quá trình sản xuất hồng cầu. Thiếu máu folic acid thường tạo ra hồng cầu có kích thước to hơn nhưng số lượng lại ít hơn bình thường. Và tình trạng này sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở phụ nữ có thai. Bởi khi thiếu acid folic trẻ sinh ra có nhiều khả năng bị dị tật bẩm sinh.
Sau khi đã biết được thiếu máu là gì chúng ta sẽ đi tìm hiểu các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này. Với mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Hiện tượng thiếu máu do nguyên nhân nội sinh sẽ gây ra các bệnh mãn tính về máu. Các trường hợp thiếu máu này thường không có biểu hiện rầm rộ mà tiến triển từ từ nên nhiều người bệnh thường phát hiện muộn.
Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu còn được gọi là thiếu máu tăng sinh và nhận biết bằng số lượng hồng cầu lưới thấp hơn bình thường. Giảm sản xuất hồng cầu có nhiều dạng khác nhau như:
Nguyên nhân này xuất hiện do chính những khiếm khuyết của tế bào hồng cầu hoặc từ các yếu tố bên ngoài tác động. Kết quả là hồng cầu chết hàng loạt và gây thiếu máu.
Thiếu máu do thiếu chất dinh dưỡng ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Hiện tượng xuất hiện thường do không nạp đủ lượng chất dinh dưỡng hoặc hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề, không hấp thu được. Nguyên nhân này thường gây ra thiếu máu sắt, acid folic, vitamin B12.
Thiếu chất dinh dưỡng gây nên tình trạng thiếu máu sắt, vitamin B12
Thiếu máu do chấn thương là tình trạng cấp tính, thiếu toàn bộ các thành phần trong máu. Máu mất số lượng lớn do tai nạn, chấn thương là rách, đứt tĩnh mạch, động mạch. Trường hợp này cần được cấp cứu và bù lượng máu thiếu khẩn cấp để bảo vệ tính mạng bệnh nhân.
Hiểu thiếu máu là gì chưa đủ để chúng ta phát hiện và điều trị. Mà bạn cần phải biết được các dấu hiệu khi cơ thể thiếu máu để kịp thời chữa trị. Như vậy, điều trị mới mang hiệu quả cao nhất.
Tùy vào mức độ thiếu máu mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như:
Đau đầu, đau ngực là biểu hiện của bệnh thiếu máu
Thiếu máu bị gì rất khó xác định. Bởi tùy vào nguyên nhân mà thiếu máu sẽ gây ra các bệnh khác nhau. Nhưng đa số các trường hợp khi để thiếu máu kéo dài thường gây suy nhược cơ thể, gây ra các vấn đề về tim mạch. Với phụ nữ có thai thiếu máu có thể dẫn tới sảy thai, sinh non.
Khi đã hiểu được thiếu máu là gì bạn sẽ hiểu được lý do sử dụng các phương pháp điều trị thiếu máu hiện nay. Để đạt được hiệu quả tối đa, thiếu cần được điều trị theo nguyên nhân và kết hợp với bù số lượng hồng cầu thiếu hụt.
Điều trị thiếu máu bằng thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là phương pháp đơn giản, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Khi thiếu máu do các yếu tố tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic thì bệnh nhân sẽ được cho sử dụng thuốc bổ xung bằng đường uống hoặc tiêm. Thiếu máu do tan máu cần kết hợp corticoid để ứng chế miễn dịch với gamma globulin tĩnh mạch.
Còn nếu bạn thắc mắc thiếu máu lên não nên làm gì, trường hợp này sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não. Bởi thiếu máu lên não thường do xơ vữa động mạch chứ không phải do thiếu máu. Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm NattoEnzym. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của công ty Dược Hậu Giang đã đạt chứng nhận JNKA từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Sử dụng NattoEnzym để hỗ trợ điều trị thiếu máu não
NattoEnzym hỗ trợ rất tốt các trường hợp bị xây xẩm, chóng mặt, tê yếu chân tay do thiếu máu lên não. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ giảm cholesterol, xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tắc mạch, đột quỵ do cục máu đông.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong điều trị thiếu máu. Bởi các phương pháp sử dụng thuốc, tiêm truyền đều chỉ dùng được trong thời gian nhất định. Còn điều trị bằng chế độ ăn uống đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm và có thể dùng liên tục trong thời gian dài.
Nếu chỉ điều trị thiếu máu bằng thuốc mà không chú ý đến chế độ ăn thì cơ thể không phục hồi được. Quá trình sản xuất máu không được tái tạo hoàn chỉnh.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng ngừa bệnh thiếu máu
Khi lên thực đơn, cung cấp dinh dưỡng có bệnh nhân thiếu máu cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Các trường hợp thiếu máu nặng, thiếu máu do các bệnh lý tủy xương, bẩm sinh thì ngoài dùng thuốc, chế độ ăn còn cần truyền máu, phẫu thuật. Ví dụ như thiếu máu do tan máu bẩm sinh có thể phải cắt lá lách và dùng hóa chất; thiếu máu do tủy giảm sinh thì cần ghép tế bào gốc…
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu được thiếu máu là gì. Đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám khi có dấu hiệu bất thường. Để hỗ trợ phòng ngừa bệnh thiếu máu nói chung và thiếu máu não nói riêng, bạn có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym DHA EPA, NattoEnzym, NattoEnzym 1000 theo ý kiến của bác sĩ. NattoEnzym là trang thông tin chính thức về sản phẩm NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang.