Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp đơn giản, chuẩn xác!

Đăng tải lúc 00:09, 17-09-2024

Máy đo huyết áp đóng vai trò thiết yếu trong việc theo dõi và kiểm soát sức khỏe tim mạch. Nhờ thiết bị này, chúng ta có thể phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến tim mạch, từ đó chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng máy đo huyết áp, giúp bạn theo dõi sức khỏe tim mạch một cách hiệu quả.

1. Tại sao cần đo huyết áp?

Theo dõi huyết áp thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và bảo vệ sức khỏe tim mạch, bao gồm: [1]

  • Phát hiện sớm nguy cơ cao huyết áp: Cao huyết áp thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, do đó việc đo huyết áp định kỳ giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.
  • Theo dõi và kiểm soát hiệu quả điều trị: Đối với những người đã được chẩn đoán mắc cao huyết áp, việc đo huyết áp thường xuyên giúp theo dõi hiệu quả điều trị, đánh giá mức độ kiểm soát huyết áp, từ đó điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
  • Đánh giá sức khỏe tổng thể: Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe tim mạch và tổng thể. Việc theo dõi huyết áp giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe tim mạch, phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến tim mạch và các bệnh lý khác.

Đo huyết áp giúp phát hiện sớm các bệnh tiềm ẩn liên quan đến tim mạch

Đo huyết áp giúp phát hiện sớm các bệnh tiềm ẩn liên quan đến tim mạch

2. Có mấy loại máy đo huyết áp?

Hiện nay, có tất cả 3 loại máy đo huyết áp phổ biến, gồm: Máy đo huyết áp cơ, máy đo huyết áp điện tử, và máy đo huyết áp thủy ngân.

Máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp cơ là một thiết bị y tế quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện, trung tâm y tế, và phòng khám tư nhân. Thiết bị này bao gồm các thành phần chính như ống nghe mạch đập, đồng hồ báo chỉ số huyết áp, quả bóp bóng bơm và xả hơi, vòng bít. 

Máy đo huyết áp cơ có ưu điểm nổi bật là cung cấp chỉ số đo chính xác và có độ bền cao, giúp người dùng theo dõi sức khỏe tim mạch một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để sử dụng máy đo huyết áp cơ, người dùng cần sự hỗ trợ của người khác và người đo cần phải có kỹ năng nghe mạch đập hoặc được trang bị kiến thức y tế cơ bản.

Máy đo huyết áp cơ là loại máy đo huyết áp được sử dụng rộng rãi nhất

Máy đo huyết áp cơ là loại máy đo huyết áp được sử dụng rộng rãi nhất

Máy đo huyết áp điện tử

Máy đo huyết áp điện tử là một thiết bị hiện đại giúp đo huyết áp tự động thông qua các thuật toán và hiển thị kết quả nhanh chóng trên màn hình điện tử. Thiết bị này có hai loại chính: Máy đo huyết áp điện tử bắp tay và máy đo huyết áp điện tử cổ tay. 

Ưu điểm nổi bật của máy đo huyết áp điện tử là dễ sử dụng, tích hợp nhiều tính năng hiện đại giúp người dùng theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà một cách tiện lợi. Máy hoạt động bằng pin và cho phép thay thế pin dễ dàng khi cần. Tuy nhiên, máy đo huyết áp điện tử cũng có một số nhược điểm như độ bền không cao và kết quả đo có thể không chính xác nếu thao tác đo không đúng hoặc tay dịch chuyển trong quá trình đo.

Máy đo huyết áp điện tử là lựa chọn phổ biến cho các gia đình

Máy đo huyết áp điện tử là lựa chọn phổ biến cho các gia đình

Máy đo huyết áp thủy ngân

Máy đo huyết áp thủy ngân, hay huyết áp kế thủy ngân, là thiết bị đo huyết áp hiệu quả và chính xác, thường được sử dụng trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Thiết bị này bao gồm thước đo hình trụ dài với vỏ ngoài bằng nhựa hoặc thủy tinh, vòng bít và bóng bơm hơi. 

Ưu điểm chính của máy đo huyết áp thủy ngân là khả năng cung cấp kết quả đo chính xác, làm cho nó trở thành lựa chọn hàng đầu trong môi trường y tế chuyên nghiệp. Tuy nhiên, máy đo huyết áp thủy ngân cũng có một số nhược điểm như khó sử dụng và không tiện lợi khi mang theo do kích thước cồng kềnh và trọng lượng nặng.

Máy đo huyết áp thủy ngân thường được sử dụng trong các bệnh viện và cơ sở y tế

Máy đo huyết áp thủy ngân thường được sử dụng trong các bệnh viện và cơ sở y tế

3. Cần chuẩn bị gì trước khi đo huyết áp?

Để có kết quả đo huyết áp chính xác, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý trước bắt đầu  thực hiện đo huyết áp: [2]

  • Tránh các yếu tố gây kích thích: Ngừng hút thuốc, uống cà phê hay các thức uống có chứa caffeine ít nhất 30 phút trước khi đo.
  • Đi tiểu trước khi đo: Bàng quang đầy có thể làm tăng huyết áp tạm thời, vì vậy hãy đi tiểu trước để đảm bảo kết quả đo chính xác.
  • Tư thế thoải mái: Chọn một môi trường yên tĩnh và ngồi nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo. Giữ im lặng, không nói chuyện hay sử dụng điện thoại trong quá trình đo.
  • Ngồi đúng cách: Ngồi trên ghế có tựa lưng vững chắc, hai chân đặt thoải mái trên sàn, không bắt chéo chân. Tháo áo ở bắp tay sẽ đo để đảm bảo độ chính xác. Đặt tay lên bàn sao cho phần giữa của vòng bít ngang bằng với tim.
  • Đo huyết áp vào thời gian cố định: Cố gắng đo huyết áp cùng một khung giờ mỗi ngày để theo dõi diễn biến chính xác. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tần suất đo huyết áp phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Đo nhiều lần và ghi lại kết quả: Mỗi lần đo, nên đo lặp lại 2 lần cách nhau 1 phút để đảm bảo độ chính xác. Ghi lại kết quả đo vào sổ theo dõi hoặc sử dụng các ứng dụng lưu trữ trên điện thoại. Nếu máy đo có chức năng lưu trữ thông tin, bạn có thể mang theo dữ liệu này đến các buổi khám sức khỏe định kỳ.

Nên đo huyết áp vào một khung thời gian cố định mỗi ngày

Nên đo huyết áp vào một khung thời gian cố định mỗi ngày

4. Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng 3 loại máy đo huyết áp phổ biến nhất hiện nay.

Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp cơ

Trước khi đo huyết áp, bạn cần ngồi thoải mái trên ghế, tựa lưng cao, hai chân đặt phẳng trên sàn. Đồng thời, vén cao tay áo để lộ phần bắp tay, và giữ cánh tay trái (hoặc phải, tùy theo máy) ngang tầm tim, thư giãn trong ít nhất 5 phút. Tiếp theo, bạn hãy thực hiện lần lượt từng bước đo huyết áp sau đây:

Bước 1. Quấn vòng bít: Quấn vòng bít sao cho nép dưới cách khuỷu tay khoảng 2 - 3 cm. Dùng khóa dán hoặc móc cài để siết chặt vòng bít vừa đủ, không quá lỏng hoặc quá chặt.

Bước 2. Đo huyết áp:

  • Gắn tai nghe của ống nghe vào tai, hướng màng nghe vào động mạch cánh tay. 
  • Bóp bóng cao su để bơm hơi vào vòng bít cho đến khi kim đồng hồ vượt qua mức huyết áp dự kiến khoảng 20 - 30 mmHg. 
  • Nhả van từ từ, chậm rãi và đều đặn, đồng thời lắng nghe tiếng mạch đập qua ống nghe. 
  • Ghi lại hai giá trị: Huyết áp tâm thu: Khi nghe thấy tiếng mạch đập đầu tiên (tiếng đập mạnh); Huyết áp tâm trương: Khi tiếng mạch đập yếu dần và biến mất.

Bước 3. Ghi chép kết quả: Ghi lại hai giá trị huyết áp tâm thu và tâm trương, thời gian đo và các ghi chú khác (nếu có). So sánh kết quả đo với mức huyết áp bình thường.

Sử dụng máy đo huyết áp cơ đúng cách sẽ mang lại kết quả đo chuẩn xác nhất

Sử dụng máy đo huyết áp cơ đúng cách sẽ mang lại kết quả đo chuẩn xác nhất

Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử

Khác với máy đo huyết áp cơ, đối với máy đo huyết áp điện tử bạn có thể chọn một trong hai vị trí đo là bắp tay hoặc cổ tay. Tuy nhiên, để dễ theo dõi kết quả giữa các lần đo bạn chỉ nên chọn một trong hai vị trí và giữ xuyên suốt nó trong quá trình theo dõi huyết áp của mình. 

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị và ngồi trong tư thế thư giãn từ 10 - 15 phút, bạn hãy lần lượt thực hiện các bước đo theo hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử dưới đây:

Bước 1. Quấn vòng bít:

  • Vị trí cổ tay: Gập cánh tay tạo góc 45 độ, giữ cổ tay ngang với tim. Sau đó, đeo bao quấn tay và tiến hành đo.
  • Vị trí bắp tay: Duỗi thẳng tay trên một mặt phẳng, ngang với cơ thể, đặt điểm cảm ứng cách nếp khuỷu tay khoảng 2 - 3 cm và tiến hành đo.

Bước 2. Đo huyết áp: 

  1. Nhấn nút khởi động trên máy.
  2. Máy sẽ tự động bơm khí vào vòng bít. Trong lúc này, bạn cần giữ cánh tay thoải mái, và tuyệt đối không cử động trong khi đo.
  3. Máy sẽ tự động đo và hiển thị kết quả huyết áp tâm thu và tâm trương trên màn hình.

Bước 4. Ghi chép kết quả: Sau khi hoàn tất quá trình đo, máy sẽ hiển thị kết quả huyết áp (tâm thu, tâm trương) và nhịp tim trên màn hình. Bạn hãy ghi chép kết quả cùng với thời gian đo để theo dõi.

Máy đo huyết áp điện tử có cách sử dụng khá đơn giản

Máy đo huyết áp điện tử có cách sử dụng khá đơn giản

Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân

Để kết quả đo huyết áp được chuẩn xác, bạn nên tuân thủ theo các bước trong hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân sau đây:

Bước 1: Kiểm tra máy

Đặt máy đo huyết áp thủy ngân trên mặt phẳng ngang tầm mắt. Mở van xả khí hoàn toàn, ấn bóng bơm hơi để kiểm tra xem cột thủy ngân có về 0 hay không. Nếu không, cần liên hệ với nhà sản xuất hoặc nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Bước 2: Quấn vòng bít

Quấn băng đo quanh bắp tay trái, cách khuỷu tay khoảng 2-3 cm. Quấn chặt vừa phải, không quá lỏng hoặc quá chật. Đảm bảo băng đo không bị xoắn hay có gấp nếp.

Bước 3: Đo huyết áp

  • Đặt ống nghe lên vị trí nếp gấp của động mạch khuỷu tay.
  • Bóp bóng bơm hơi cho đến khi cột thủy ngân đạt mức cao hơn 30 mmHg so với huyết áp tối đa dự kiến của người đo.
  • Từ từ mở van xả khí với tốc độ đều đặn.
  • Ghi lại giá trị huyết áp khi nghe thấy tiếng mạch đập đầu tiên (huyết áp tâm thu) và tiếng mạch đập cuối cùng (huyết áp tâm trương).

Bước 4: Ghi chép kết quả

Ghi lại kết quả đo huyết áp (bao gồm huyết áp tâm thu và tâm trương) cùng thời điểm đo. So sánh kết quả đo với mức huyết áp bình thường để theo dõi sức khỏe. Cuối cùng, mở van xả khí hoàn toàn để kim đồng hồ về 0 và tháo băng quấn tay.

Cần đảm bảo cột thủy ngân về 0 và không có bọt khi trước khi đo

Cần đảm bảo cột thủy ngân về 0 và không có bọt khi trước khi đo

5. Phòng ngừa cao huyết áp với Nattoenzym DHA EPA

Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận,... Do đó, việc kiểm soát và phòng ngừa huyết áp cao đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.

NattoEnzym DHA EPA là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe tim mạch và não bộ, giúp ổn định huyết áp một cách hiệu quả nhờ thành phần chính là Nattokinase - enzyme được chiết xuất từ đậu nành lên men của Nhật Bản. Nattokinase có khả năng tiêu fibrin - protein tạo nên cục máu đông, giúp làm tan cục máu đông, tăng cường lưu thông máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông mới. [3]

Nhờ vậy, Nattoenzym góp phần giúp:

  • Giảm thiểu nguy cơ và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý tim mạch liên quan đến huyết khối như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tai biến mạch máu não,...
  • Giúp ổn định huyết áp ở người cao huyết áp, nhờ hoạt chất Nattokinase giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu, từ đó hỗ trợ duy trì huyết áp ổn định.
  • Giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp đủ oxy cho não bộ, cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê bì chân tay do thiếu máu não.

Ngoài Nattoenzym DHA EPA, DHG Pharma còn cung cấp các dòng sản phẩm giúp hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch như NattoEnzym, NattoEnzym 1000. Trong đó, mỗi sản phẩm đều sở hữu công dụng khác biệt, mang đến lợi ích tối ưu cho sức khỏe tim mạch của bạn. Xem thông tin chi tiết về các sản phẩm NattoEnzym ngay dưới đây:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym

NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA – Hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.

NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA có dấu mộc JNKA trên bao bì – chứng minh cho chất lượng sản phẩm đã được công nhận bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 345/2024/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp đơn giản, chuẩn xác tại nhà. Việc theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà giúp bạn chủ động phát hiện và kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao bị cao huyết áp hoặc các bệnh tim mạch khác.

 

Tài liệu tham khảo:

1. How to choose a blood pressure monitor: https://www.bhf.org.uk/informationsupport/heart-matters-magazine/medical/tests/blood-pressure-measuring-at-home (Ngày truy cập: 10/06/2024)

2. Home Blood Pressure Monitoring: https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/understanding-blood-pressure-readings/monitoring-your-blood-pressure-at-home (Ngày truy cập: 10/06/2024)

3. TPBVSK NattoEnzym: https://www.dhgpharma.com.vn/vi/mat-than-kinh/nattoenzym-detail (Ngày truy cập: 10/06/2024)

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook