Nhức đầu chóng mặt: Nguyên nhân, hệ lụy và phương pháp điều trị

Đăng tải lúc 00:06, 25-06-2024

Nhức đầu chóng mặt là triệu chứng của những căn bệnh liên quan đến não bộ. Người bệnh có thể tìm hiểu nguyên nhân chóng mặt nhức đầu, cách xử lý tại chỗ, phương pháp điều trị bệnh ngay tại bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân chóng mặt nhức đầu

Chóng mặt nhức đầu là biểu hiện của các loại bệnh lý dưới đây: 

Chóng mặt lành tính do tư thế 

Chóng mặt lành tính do tư thế còn được biết đến với tên gọi rối loạn tiền tình. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những phụ nữ trên 50 tuổi. Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ cảm thấy quay cuồng, buồn nôn. Các cơn chóng mặt này thường xảy ra thoáng qua và tự hết sau 1 đến 2 ngày, có thể tái phát trong vài tuần sau đó. [4]

Rối loạn tiền đình là nguyên nhân gây nhức đầu chóng mặt

Rối loạn tiền đình là nguyên nhân gây nhức đầu chóng mặt

Nhức đầu chóng mặt kịch phát lành tính 

Người bệnh sẽ cảm thấy đồ vật quay cuồng xung quanh mình. Cơn nhức đầu chóng mặt kịch phát thường không kéo dài, sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Thường thì những người có vấn đề ở tai trong sẽ gặp phải bệnh lý này. [4]

Bị đau nửa đầu 

Chóng mặt là một biểu hiện của bệnh lý đau nửa đầu. Ngoài chóng mặt, người bệnh còn cảm thấy buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Khi bị đau nửa đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau chói, đau dữ dội, đau theo nhịp mạch. Các cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. [4] [2] [3]

Có chấn thương ở đầu hoặc sọ não 

30 – 65% người bị chấn thương sọ não thường cảm thấy chóng mặt và đau đầu. Người bệnh sẽ cảm thấy đứng không vững, chóng mặt, buồn nôn, giảm thính lực và ù tai. Khi bị chấn thương ở đầu hoặc sọ não, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra xem có bị máu tụ trong nội sọ hay không. Bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh. [4] [3]

Người bị chấn thương ở đầu hay cảm thấy đau đầu

Người bị chấn thương ở đầu hay cảm thấy đau đầu

Xem thêm: Xây xẩm chóng mặt nên uống gì và không nên uống gì?

Nhức đầu chóng mặt ngoại biên

Chóng mặt ngoại biên xảy ra do sự xáo trộn trong tai trong nhằm điều chỉnh cân bằng của cơ thể. Khi di chuyển đầu, bên trong tai sẽ cho biết vị trí của đầu và gửi tín hiệu đến não để duy trì sự cân bằng. Nếu trong tai có vấn đề sẽ tạo nên những cơn đau đầu, chóng mặt ngoại biên.

Bị viêm mê đạo tai (Labyrinthitis)

Viêm mê đạo là bệnh nhiễm trùng tai trong do virus gây nên. Ngoài nhức đầu chóng mặt bệnh còn có các triệu chứng như: Mất thính lực nhẹ, đau tai, có tiếng chuông trong tai nhìn nhờ và một số triệu chứng tương tự như cúm. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng một đến hai tuần. [3]

Chỉ số đường huyết thấp

Lượng đường trong máu thấp khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường, các cơn chóng mặt đau đầu có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xảy ra các triệu chứng như: đổ mồ hôi, buồn nôn, ngứa ran quanh miệng, mệt mỏi, cáu gắt, da nhợt nhạt,… [4] [3]

Ảnh hưởng sau chấn động não 

Chấn thương sọ não xảy ra  người bệnh bị đánh một cú mạnh vào đầu do va chạm thể thao hay tai nạn xe cộ. Khi bị chấn động não mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Mất ý thức tạm thời, lú lẫn, buồn nôn, dễ ói mửa, cảm thấy có tiếng chuông trong tai, có vấn đề về trí nhớ.

Khi bị chấn động não mức độ nặng người bệnh có các dấu hiệu như: Mất ý thức trong ít nhất vài phút, co giật, có chất lỏng chảy ra từ mũi hoặc tai, đồng tử giãn nở, có hành vi bất thường,… Người bệnh cần được chăm sóc và điều trị tại cơ sở y tế uy tín để hạn chế biến chứng xuống mức thấp nhất. [3]

Căng thẳng kéo dài

Khi tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài trong vài ngày liên tục thì những cơn nhức đầu chóng mặt rất hay xảy ra. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng như: Cáu gắt, khó tập trung, bồn chồn, căng cơ. Lúc này, người bệnh cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình để giảm thiểu các cơn đau đầu. [3]

Tình trạng căng thẳng kéo dài tạo nên các cơn đau đầu

Tình trạng căng thẳng kéo dài tạo nên các cơn đau đầu

Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi người bệnh không có đủ hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi không có đủ oxy, cơ thể nhanh chóng trở nên yếu ớt và mệt mỏi, các cơn đau đầu, chóng mặt thường xuyên xảy ra. Người bệnh sẽ xảy ra các triệu chứng như: Nhịp tim không đều, đau ngực, hụt hơi, tay chân lạnh. [3]

Bệnh Menier gây nhức đầu choáng váng

Menier gây ra các cơn chóng mặt nhức đầu kéo dài từ 1 đến 6 giờ. Người bệnh có các triệu chứng như: Đau trong tai kèm với ù tai, nôn dữ dội, mất thính lực tiến triển không hồi phục.

Viêm dây thần kinh tiền đình

Dây thần kinh tiền đình bị viêm gây ra các cơn chóng mặt kèm ù tai hoặc mất thính giác. Người bệnh sẽ có biểu hiện chuyển động mắt không kiểm soát được và bên tai bị ảnh hưởng, nguyên nhân là do nhiễm siêu vi.

Mất nước

Mất nước xảy ra khi lượng chất lỏng nạp vào ít hơn lượng chất lỏng mất đi. Nguyên nhân gây mất nước bao gồm: Thời tiết nóng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt,… Ngoài đau đầu chóng mặt, mất nước còn có các triệu chứng như: Nước tiểu sẫm màu, ít đi tiểu, khát nước cực độ, lú lẫn, mệt mỏi. 

Mất nước nhẹ có thể điều trị bằng cách uống nhiều nước hơn. Nếu cơ thể mất nước nặng thì người bệnh cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch. [3]

Mất nước có thể gây ra các cơn nhức đầu chóng mặt

Mất nước có thể gây ra các cơn nhức đầu chóng mặt

Xem thêm: Bị chóng mặt khi thay đổi tư thế: Nguyên nhân và cách giảm triệu chứng

Nhiễm trùng

Đau đầu chóng mặt kèm theo sốt cao là dấu hiệu cơ thể đang kiệt thức vì chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus. Khi bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Đau đầu, kiệt sức, mệt mỏi uể oải, không có năng lượng để hành động,…

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc [3]

Nhức đầu chóng mặt có thể là tác dụng phụ của ,một số loại thuốc điều trị bệnh. Các loại thuốc này là: Thuốc chống trầm cảm, an thần, điều trị huyết áp, điều trị rối loạn cương dương, kháng sinh, tránh thai, giảm đau. Tác dụng phụ của thuốc sẽ xảy ra trong vài tuần đầu tiên. Nếu tình trạng này kéo dài người bệnh nên hỏi bác sĩ để có thể đổi sang loại thuốc khác. 

2. Đối tượng nào dễ nhức đầu chóng mặt?

Các đối tượng có nguy cơ nhức đầu kèm chóng mặt bao gồm:

  • Người bị chấn thương phần đầu.
  • Người có tiền án tăng huyết áp, đái tháo đường, dị dạng mạch máu não, tật khúc xạ mắt, thiếu máu,…
  • Người đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây nhức đầu, chóng mặt, đặc biệt là người bệnh trong giai đoạn bắt đầu dùng thuốc.
  • Người đang mắc bệnh lý viêm nhiễm trong cơ thể.

Người sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây nhức đầu dễ bị nhức đầu chóng mặt

Người sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây nhức đầu dễ bị nhức đầu chóng mặt

3. Biểu hiện khi nhức đầu chóng mặt dễ nhận biết

Biểu hiện của cơn đau đầu như thế nào phụ thuộc vào bệnh lý người bệnh gặp phải. Triệu chứng của một số loại đau đầu phổ biến như sau:

  • Triệu chứng đau đầu căng cơ: Người bệnh bị nhức đầu từ nhẹ cho đến vừa, cảm giác đầu bị bó, kẹp như có một dải băng quấn căng quanh đầu. Cơn đau xuất hiện ở cả hai bên đầu trong thời gian ngắn.
  • Triệu chứng đau nửa đầu: Người bệnh bị đau đầu từ vừa đến nặng, cảm giác đau dồn dập. Cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc bị nôn. Người bệnh nhạy cảm với với tiếng ồn, ánh sáng và mùi. Cơn đau sẽ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và lặp lại thường xuyên.
  • Triệu chứng đau từng cụm: Cơn đau thường kéo dài từ 15 phút đến 3 tiếng. Người bệnh sẽ xảy ra các triệu chứng như: Sưng mắt, chảy nước mắt, sụp mí, nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Triệu chứng đau đầu tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng đau đầu tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

4. Hệ lụy khi nhức đầu chóng mặt kéo dài

Tình trạng nhức đầu chóng mặt xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh. Khi bị đau đầu, người bệnh khó tập trung vào công việc đang làm, dễ đưa ra quyết định sai lầm. Nếu người bệnh nghỉ ngơi thì sẽ kéo dài thời gian hoàn thành công việc.

Xét về lâu dài, nhức đầu chóng mặt có thể gây tai nạn, thương tật, thậm chí là tử vong khi xảy ra lúc người bệnh đang lái xe, đứng trên cao, sửa chữa điện. Khi đau đầu chóng mặt, người bệnh dễ cáu gắt, bực bội, ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh.

Đau đầu ảnh hưởng tới chất lượng công việc

Đau đầu ảnh hưởng tới chất lượng công việc

Xem thêm: Xây xẩm mặt mày, tê yếu tay chân có phải là dấu hiệu của đột quỵ?

5. Cần làm gì khi xây xẩm chóng mặt?

Khi bị xây xẩm chóng mặt, người bệnh cần tiến hành các thao tác sau:

Bước 1: Điều trị triệu chứng tại chỗ

Khi bị xây xẩm, chóng mặt người bệnh nên ngồi xuống hoặc nằm yên, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Người bệnh nên nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ và uống nước nếu cảm thấy khát. 

Bước 2: Khám bệnh tại cơ sở y tế uy tín

Nếu tình trạng đau đầu chóng mặt kéo dài hoặc đau dữ dội thì người bệnh nên liên hệ bác sĩ thăm khám tại nhà hoặc tìm đến cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu, liệu trình điều trị phù hợp. [1]

Bước 3: Theo dõi bệnh

Người bệnh cần điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, nếu bệnh không đỡ hoặc có phản ứng ngược thì người bệnh cần phản ánh với bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp. [1]

Người bệnh cần nghỉ ngơi và điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ

Người bệnh cần nghỉ ngơi và điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ

6. Phương pháp điều trị nhức đầu chóng mặt

Khi bị nhức đầu chóng mặt, người bệnh có thể điều trị bệnh theo các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc sau: Thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc trị đau nửa đầu và đau đầu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh,... Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liều lượng và liệu trình bác sĩ đã kê đơn. Trong trường hợp người bệnh có các phản ứng phụ hoặc thuốc không có hiệu quả thì cần kịp thời báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liệu trình phù hợp. [4]

Thư giãn

Nếu nguyên nhân gây ra đau đầu chóng mặt là tình trạng căng thẳng kéo dài thì người bệnh nên thư giãn bằng các phương pháp sau:

  • Thiền.
  • Hương trị liệu.
  • Âm nhạc trị liệu.
  • Xoa bóp, bấm huyệt.
  • Châm cứu, cấy chỉ.

Người bệnh cần thư giãn tinh thần 

Người bệnh cần thư giãn tinh thần

Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Người bệnh cần ăn đúng bữa mỗi ngày, các bữa ăn cần cân bằng dinh dưỡng, đa dạng khẩu phần ăn. Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và uống nhiều nước.

7. Những lưu ý khi xây xẩm chóng mặt

Khi bị xây xẩm chóng mặt người bệnh nên lưu ý một số vấn đề: 

  • Điều trị tại chỗ: Người bệnh có thể uống nước đường, nước chanh, mật ong, trà gừng,… để đẩy lùi cơn xây xẩm chóng mặt. Đây là những biện pháp điều trị tạm thời được các bác sĩ khuyên dùng. 
  • Thăm khám nếu cần thiết: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và theo dõi xem triệu chứng có tự biến mất hay không. Nếu cơn đau không thuyên giảm thì người bệnh nên thăm khám tại cơ sở uy tín.
  • Phòng ngừa tái phát: Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, sử dụng thuốc nhức đầu chóng mặt để tình trạng chóng mặt không quay trở lại. 

Người bệnh cần thăm khám khi cơn đau đầu dữ dội và kéo dài

Người bệnh cần thăm khám khi cơn đau đầu dữ dội và kéo dài

8. Sử dụng Nattoenzym DHG Pharma để hỗ trợ điều trị nhức đầu chóng mặt

Những người hay bị nhức đầu chóng mặt nên sử dụng thực phẩm chức năng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Các sản phẩm được sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang đã được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng hàng ngày.

Sản phẩm NattoEnzym DHA EPA

Sản phẩm được chiết xuất từ Nattokinase Nhật Bản và dầu cá Châu Âu nên có tác dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông, giúp giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối. Người bệnh nên uống NattoEnzym DHA EPA 2 lần/ ngày, 1 viên/ lần  trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ để thu được hiệu quả cao nhất. Thuốc có cả dạng hộp lẫn dạng vỉ nên rất tiện cho việc sử dụng.

Người bệnh nên uống NattoEnzym DHA EPA thường xuyên

Người bệnh nên uống NattoEnzym DHA EPA thường xuyên

Sản phẩm TPBVSK NattoEnzym

Sản phẩm được chiết xuất từ Nattokinase 670 FU, Microcrystalline cellulose M112, magnesi stearat nên sẽ có các tác dụng sau:

  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não.
  • Hỗ trợ làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu. 
  • Giúp giảm thiểu nguy cơ, hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu (nhồi máu não, nhồi máu cơ tim).
  • Giúp giảm huyết áp đối với người cao  huyết áp.

Thuốc có 2 dạng: Hộp 3 vỉ x 10 viên nang và hộp 1 chai x 90 viên nang. Người bệnh có thể uống TPBVSK NattoEnzym 2 lần/ ngày, sáng 1 viên và tối 2 viên. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

TPBVSK NattoEnzym hỗ trợ cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt

TPBVSK NattoEnzym hỗ trợ cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt

Sản phẩm TPBVSK NATTOENZYM 1000

TPBVSK NATTOENZYM 1000 được chiết xuất từ Nattokinase nên có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Người bệnh nên dùng thuốc 2 lần/ ngày, sáng 1 viên, tối 1 viên trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Thuốc được sản xuất dưới dạng hộp 2 vỉ x 10 viên nang cứng và hộp 1 chai x 60 viên nang cứng, tiện cho việc mang theo và sử dụng. 

 

TPBVSK NATTOENZYM 1000 giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu

TPBVSK NATTOENZYM 1000 giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu

Nhức đầu chóng mặt là những dấu hiệu bệnh lý bị nhiều người xem nhẹ và bỏ qua. Nếu cơn đau dai dẳng và dữ dội thì người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có liệu trình điều trị phù hợp. Hàng ngày, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng được sản xuất bởi các công ty dược phẩm uy tín để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Tại Việt Nam, sau nhiều năm nghiên cứu, Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) vừa ra mắt sản phẩm đột phá trong phòng ngừa đột quỵ NattoEnzym DHA EPA. Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm để phòng ngừa đột quỵ, ổn định huyết áp, giúp bổ não, tốt cho hệ thần kinh, hệ tim mạch và mắt.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym

NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA – Hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.

NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA có dấu mộc JNKA trên bao bì – chứng minh cho chất lượng sản phẩm đã được công nhận bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 345/2024/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

-------------------------

Nguồn tham khảo: 

1. Dizziness Treatment: https://www.webmd.com/first-aid/dizziness-treatment (Ngày truy cập: 12/06/2024).

2. What might cause head pressure and dizziness? https://www.medicalnewstoday.com/articles/head-pressure-and-dizziness#intracranial-hypertension (Ngày truy cập: 12/06/2024).

3. What’s Causing My Headache and Dizziness? https://www.healthline.com/health/headache-and-dizziness#takeaway (Ngày truy cập: 12/06/2024).

4. What’s the Connection Between Headaches and Dizziness? https://www.everydayhealth.com/pain-management/headache/headache-dizziness.aspx (Ngày truy cập: 12/06/2024).

5. https://www.dhgpharma.com.vn/vi/mat-than-kinh/search?keyword=nattoenzym&option=com_virtuemart&page=shop.browse&search=true&view=category&limitstart=0 (Ngày truy cập: 12/06/2024).

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook