Tai biến và đột quỵ có giống nhau không? Khác gì nhau?

Đăng tải lúc 00:10, 24-10-2023

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân vẫn hay nhầm lẫn đột quỵ và tai biến mạch máu não là hai loại bệnh khác nhau. Vậy đột quỵ và tai biến có giống nhau không? Đây thực chất là cách gọi chung tên của một loại bệnh cấp tính vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ con người, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Tai biến và đột quỵ là hai thuật ngữ được nhắc nhiều nhất trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều người băn khoăn liệu rằng hai cái tên này có phải đang ám chỉ cùng một loại bệnh không? Liệu hai bệnh lý này nguy hiểm như thế nào đến sức khoẻ con người và cách phòng bệnh ra làm sai? Bài viết dưới đây sẽ lý giải tai biến và đột quỵ có giống nhau không, hãy cùng theo dõi nhé.

I. Tai biến và đột quỵ có giống nhau không?

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không? Đây là tên chung của một loại bệnh, được gây ra do tình trạng bị thiếu máu đột ngột, xảy ra một phần hay toàn bộ não bộ. Khi dòng máu vận chuyển lên máu gặp trục trặc sẽ dẫn đến não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để thực hiện chức năng chính của nó. Lúc này, những vùng trong cơ thể do phần não tổn thương chi phối sẽ bị yếu, tê liệt hoặc hôn mê. Hậu quả nghiêm trọng nhất là gây tử vong do máu tràn não bộ. 

Đột quỵ và tai biến có khác nhau không? Đột quỵ là thuật ngữ để mô tả sự cấp tính của bệnh, trong khi đó, tai biến mạch máu não dùng để chỉ nơi bắt nguồn căn bệnh. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân thứ 2 (sau Alzheimer) gây sa sút trí tuệ và tử vong.

Dù là cách gọi nào thì căn bệnh này cũng vô cùng nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến mạng sống người bệnh. Đột quỵ có thể khiến người bình thường tê liệt, hôn mê, gục ngã và khả năng tàn tật, di chứng suốt đời.

Bệnh lý này xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và đang có dấu hiệu trẻ hoá từ 40-45 tuổi so với 60-70 như trước đây.

II. Phân loại các loại đột quỵ

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) có 2 dạng chính là nhồi máu não (hoặc thiếu máu cục bộ) và xuất huyết màng não ( hoặc xuất huyết não).

1. Đột quỵ do nhồi máu não

Tình trạng này thường xuyên xảy ra nhất khi chiếm tới 80% nguyên nhân gây ra các trường hợp đột quỵ. Bệnh được gây nên do một cục huyết khối (máu đông) làm tắc nghẽn động mạch não. 

Có khoảng 25% các trường hợp đột quỵ là do rung nhĩ (rối loạn nhịp tim), 25% do bệnh động mạch não nhỏ, 25% do vỡ các mảng xơ vữa và số còn lại là do một số nguyên nhân khác. Trong số đó, bóc tách động mạch đốt sống và động mạch cảnh là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, do thiếu máu cục bộ.

Hiếm gặp hơn, nhồi máu não có thể bắt nguồn từ tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch não, chiếm gần 1% các ca bị đột quỵ. Các huyết khối xảy ra ở mọi lứa đối tượng và lứa tuổi, với số ca mắc tăng nhanh ở phụ nữ trẻ liên quan đến nội tiết tố và thường xuyên sử dụng thuốc lá, chất kích thích. 

2. Đột quỵ do xuất huyết não

Có khoảng 20% các trường hợp bị tai biến mạch máu não là do vỡ động mạch, gây xuất huyết não hoặc tình trạng vỡ phình mạch. Những cơn đột quỵ liên tiếp có thể dẫn đến dị dạng, chấn thương mạch máu hoặc thậm chí tạo ra khối u. Bệnh mạch máu não amyloid cũng là nguyên nhân gây xuất huyết ở bề mặt tự phát.

III. Cách phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não

 

Càng nhiều kiến thức về tai biến mạch máu não sẽ càng giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả cũng như chủ động nhận trợ giúp khi cần thiết. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh tai biến, hãy tham khảo những cách sau.

1. Xây dựng một lối sống lành mạnh và khoa học

Theo hướng dẫn phòng ngừa tai biến, đột quỵ năm 2011 của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), những người có lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm 80% nguy cơ bị đột quỵ so với những người khác. Chính vì vậy, hãy xây dựng một lối sống khoa học bằng cách hạn chế muối, đường, bổ sung nhiều chất xơ, magie, kali từ rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hằng ngày. Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích. Tích cực tham gia hoạt động thể chất, đặc biệt những hoạt động ở ngoài trời.

2. Kiểm soát tốt bệnh lý

Những người bị tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu nên điều trị tích cực để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. Đặc biệt, nên kiểm soát cân nặng của mình ở mức phù hợp với chỉ số cơ thể BMI tránh gây tình trạng béo phì, tăng huyết áp. Những nguyên nhân hàng đầu gây tai biến hay đột quỵ.

3. Thăm khám sức khỏe theo định kỳ

Khi đi thăm khám sức khỏe, các bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim, huyết áp, làm các xét nghiệm mỡ máu, đường huyết,... để xác định những nguy hiểm đang rình rập đến sức khỏe của bạn. Từ đó, kê toa đơn thuốc sử dụng phù hợp hoặc điều trị bệnh sớm nhất có thể.

IV. NattoEnzym - Chiến lược tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ

Ngoài áp dụng những cách trên, trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng NattoEnzym của Dược Hậu Giang để giảm nguy cơ mắc tai biến. Cả ba sản phẩm gồm NattoEnzym 1000, NattoEnzym 670 FU và NattoEnzym Red Rice đều hỗ trợ, ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Sản phẩm đạt chứng nhận của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) và được phép in dấu mộc của Hiệp hội lên bao bì sản phẩm.

Với thành phần chính enzym nattokinase, NattoEnzym mang lại hiệu quả tích cực trong việc ngăn ngừa hình thành huyết khối, làm tan cục máu đông cũng như tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ hoạt huyết rất tốt.

Truy cập ngay fanpage NattoEnzym để được tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm!

An tâm mua sắm các sản phẩm NattoEnzym tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua tại gian hàng chính hãng của Dược Hậu Giang:

- Shopee: https://bit.ly/NattoEnzym-Shopee

- Tiki: https://bit.ly/NattoEnzym-Tiki

- Lazada: https://bit.ly/NattoEnzym-Lazada

Nguồn: Dược Hậu Giang

Review NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang có tốt không? - NattoEnzym Dược Hậu Giang

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook