Thiếu máu não có nguy hiểm không? Chi tiết về bệnh thiếu máu não

Đăng tải lúc 00:07, 03-07-2024

Thiếu máu não có nguy hiểm không, triệu chứng ra sao, thiếu máu não nên làm gì là những vấn đề người bệnh cần nắm được khi tìm hiểu về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết nhất về bệnh thiếu máu não.

1. Thế nào gọi là thiếu máu não?

Thiếu máu não là tình trạng số lượng hồng cầu lưu thông trong máu thấp hơn bình thường. Các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan trên cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu máu, các cơ quan có thể nhận được ít oxy hơn. Khi não nhận được ít oxy hơn bình thường thì sẽ gây nên bệnh lý thiếu máu não, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu. [1]

Não nhận được ít oxy hơn bình thường gây nên bệnh lý thiếu máu não

Não nhận được ít oxy hơn bình thường gây nên bệnh lý thiếu máu não

2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não

Bệnh thiếu máu não có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:

Tăng huyết áp

Khi huyết áp tăng, thành mạch bị giãn ra, xuất hiện các tổn thương làm phình mạch. Tình trạng chảy máu não và hình thành các cục máu đông cản trở lưu thông máu lên não sẽ diễn ra.

Do huyết khối

Huyết khối là các cục máu đông hình thành ở các động mạch hoặc tĩnh mạch trong tim, não, bụng, phổi, cánh tay và chân của cơ thể. Các cục máu đông sẽ xuất hiện khi cơ thể bị thương.

Huyết khối cản trở dòng chảy của máu, gây tắc mạch máu não, là thủ phạm hàng đầu gây thiếu máu não. Cục máu đông có thể gây ra các bệnh lý như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Thoái hóa, chấn thương đốt sống cổ

Đốt sống cổ bị chấn thương chèn ép mạch máu khiến cho lượng máu được đưa lên nuôi dưỡng não bị thiếu hụt. Do đó, người bị thoái hóa, chấn thương đốt sống cổ thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt.

Chấn thương đốt sống cổ có thể gây thiếu máu lên não

Chấn thương đốt sống cổ có thể gây thiếu máu lên não

Xem thêm: Thiếu máu não và những điều cần lưu ý

Do huyết động

Tim là cỗ máy bơm máu đi nuôi toàn bộ cơ thể, trong đó có não. Khi tim xảy ra vấn đề các cơ quan sẽ thiếu máu để hoạt động. Những bệnh lý gây thiếu máu lên não bao gồm: Suy tim, hở van tim, rối loạn nhịp tim,…

Do thuyên tắc

Các mạch máu bị tắc nghẽn dẫn đến máu không thể thuyên chuyển đến não. Ở mức độ tắc nghẽn nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tê bì chân tay,… Ở mức độ tắc nghẽn nghiêm trọng, người bệnh có thể xảy ra đột quỵ, nguy hiểm tới tính mạng.

Xơ vữa động mạch

Các mạch máu xơ vữa gây hẹp lòng mạch, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu. Máu lưu thông khó khăn trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thiếu máu não.

Lối sống không lành mạnh

Dùng máy tính, điện thoại cả ngày là nguyên nhân khiến nhiều người bị thiếu máu não. Khi dùng điện thoại, máy tính, hầu hết mọi người chăm chú nhìn về một hướng, không vận động cơ cổ, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu não. 

Dùng điện thoại cả ngày không tốt cho sức khỏe

Dùng điện thoại cả ngày không tốt cho sức khỏe

Căng thẳng kéo dài

Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Các gốc tự do gây tổn thương thành mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa và tạo huyết khối. Chúng làm hẹp động mạch khiến lưu lượng máu đến nhu mô não bị giảm, gây ra các vấn đề về tuần hoàn não. Người bệnh có thể bị tai biến mạch máu não, đau nửa đầu,…

Tư thế ngủ không chuẩn

Kê gối cao gây cản trở máu lưu thông từ tim lên não. Cổ bị gấp khúc ngay đốt sống cổ làm chèn ép dây thần kinh ở gáy, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não. Khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bệnh lý thiếu máu lên não.

Lười vận động

Lười vận động dẫn tới huyết mạch ứ trệ, quá trình lưu thông máu ì ạch, chậm chạp. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu ở não.

3. Triệu chứng thiếu máu lên não

Khi bị thiếu máu lên não, người bệnh sẽ xảy ra các triệu chứng như: 

Hoa mắt chóng mặt 

Hoa mắt chóng mặt là triệu chứng phổ biến trong đời sống hàng ngày nên bị nhiều người xem nhẹ. Nếu cơn chóng mặt xảy ra thường xuyên hoặc đột ngột khi cơ thể đang khỏe mạnh thì khả năng bị thiếu máu lên não rất cao. [1]

Đau đầu choáng váng

Đau đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Căng thẳng kéo dài, mất ngủ, cường độ làm việc cao,… Đau đầu do thiếu máu não thường bắt đầu từ cảm giác đau nhói ở một vùng cố định trên đầu, sau đó lan khắp đầu. Người bệnh nên đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để biết mình có thiếu máu não hay không.

Người thiếu máu não hay bị đau đầu

Người thiếu máu não hay bị đau đầu

Xem thêm: Cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không?

4. Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Theo WHO, thiếu máu não là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao thứ 3 trong các loại bệnh lý, xếp sau ung thư và bệnh tim mạch. Não bộ cần tiêu thụ đến 20% dưỡng khí từ cơ thể, vậy nên tình trạng thiếu oxy lên não có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Chỉ với 10 giây không nhận được lượng máu cần thiết các mô não sẽ rơi vào rối loạn. Khi tình trạng này kéo dài vài phút thì các tế bào thần kinh sẽ chết dần.

Thiếu máu lên não có khả năng gây đột quỵ rất cao. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 50%. Những người bệnh may mắn sống sót sau cơn đột quỵ có thể mắc phải các di chứng nghiêm trọng: Mất giọng, suy giảm trí nhớ, liệt một bên hoặc toàn thân,… 

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

5. Người bệnh thiếu máu não nên làm gì?

Khi người bệnh phát hiện ra mình có các triệu chứng của bệnh lý thiếu máu não thì nên thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt. Bên cạnh việc trị liệu, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ vận động hợp lý.

Người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín

Người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín

6. Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu não

Bệnh thiếu máu não có thể đe dọa tới sức khỏe, tính mạng người bệnh. Mọi người có thể đề phòng bệnh thông qua các biện pháp dưới đây:

  • Tránh xa tác nhân gây căng thẳng: Thông tin tiêu cực, môi trường sống ô nhiễm, công việc áp lực cao,…
  • Ngủ đúng tư thế: Không sử dụng gối đầu quá cao, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây mất ngủ, ngủ đúng giờ, đủ giấc,…
  • Sinh hoạt lành mạnh: Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, tập thể dục thường xuyên, vận động ít nhất 30 phút/ ngày,…
  • Dinh dưỡng khoa học: Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn đúng giờ, đủ bữa, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, chất bảo quản,…
  • Khám sức khỏe: Nên duy trì khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh thiếu máu não sớm nhất có thể. Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt thường xuyên thì nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. 
  • Bổ sung các sản phẩm chăm sóc trí não: Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường máu lên não của các công ty dược phẩm uy tín. Hiện nay, công ty Dược Hậu Giang đang sản xuất các sản phẩm tốt cho não như: NattoEnzym DHA EPA, TPBVSK NattoEnzym, TPBVSK NATTOENZYM 1000. Chỉ cần uống 2 viên/ ngày người bệnh có thể phòng ngừa đột quỵ và thiếu máu não.

Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm tốt cho trí não

Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm tốt cho trí não

Xem thêm: Tìm hiểu cách phòng ngừa và cách trị thiếu máu não tại nhà hiệu quả

Thiếu máu não là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mỗi người cần phải tự trang bị những kiến thức hữu ích xung quanh căn bệnh này như: Thiếu máu não có nguy hiểm không, thiếu máu não nên làm gì, triệu chứng thiếu máu lên não. Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị, giảm thiểu di chứng của bệnh thiếu máu não.

Người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng phòng chống đột quỵ để phòng ngừa bệnh. Các dòng sản phẩm của DHG có thành phần chính là DHA, EPA, Quercetin, nattokinase nên có thể bảo vệ sức khỏe người bệnh toàn diện. 

NattoEnzym thực phẩm bảo vệ sức khỏe

NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA – Hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.

NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA có dấu mộc JNKA trên bao bì – chứng minh cho chất lượng sản phẩm đã được công nhận bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 345/2024/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

--------------------

Nguồn tham khảo: 

1. Anemia: How dangerous is it? https://www.medicalnewstoday.com/articles/is-anemia-dangerous#symptoms (Ngày truy cập: 14/06/2024).

2. What You Need to Know When Anemia and Headaches Happen Together: https://www.healthline.com/health/headache/anemia-and-headaches#bottom-line (Ngày truy cập: 14/06/2024). 

3. Các sản phẩm DHG: https://www.dhgpharma.com.vn/vi/mat-than-kinh/search?keyword=nattoenzym&option=com_virtuemart&page=shop.browse&search=true&view=category&limitstart=0 (Ngày truy cập: 14/06/2024)

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook