Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh đột quỵ

Đăng tải lúc 00:10, 31-10-2023

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm và có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, kể cả khi đang ngủ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đột quỵ có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên biết những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ và cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ.

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm và có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, kể cả khi đang ngủ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đột quỵ có thể để lại những di chứng nặng nề cho bệnh nhân, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, đột quỵ còn có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn nên biết những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ và cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trên qua bài viết dưới đây.

1. Đột quỵ khi ngủ là gì?

Đột quỵ khi ngủ là trường hợp xảy ra đột quỵ trong khi người bệnh đang ngủ. Trong trường hợp này, người bệnh thường đi ngủ với cảm giác bình thường, không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi tỉnh dậy, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng của đột quỵ. Bệnh lý này còn được gọi là đột quỵ đánh thức và ước tính có khoảng 8-28% ca bệnh đột quỵ xảy ra trong khi ngủ.

Một trong những khó khăn để cấp cứu cho người bị đột quỵ khi ngủ là việc người bệnh và người xung quanh khó nhận biết được cơn đột quỵ đang xảy ra hoặc xảy ra từ lúc nào. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ qua "thời gian vàng" để cấp cứu, làm tăng nguy cơ gặp biến chứng hoặc thậm chí là tử vong. Phần lớn người bệnh sẽ phải đối mặt với các di chứng nghiêm trọng như liệt, méo miệng,… làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm lý và công việc.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ khi ngủ. Vậy, những dấu hiệu đó là gì?

Đột quỵ khi ngủ là căn bệnh nguy hiểm vì người khó có thể nhận biết

Đột quỵ khi ngủ là căn bệnh nguy hiểm vì người khó có thể nhận biết

Xem thêm: Sơ cứu đột quỵ: giai đoạn quyết định sự sống

2. Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ 

Nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ khi ngủ là rất quan trọng, giúp chúng ta không bỏ qua khoảng thời gian vàng để phòng ngừa và cấp cứu kịp thời, giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo về bệnh đột quỵ trong khi ngủ mà người bệnh nên chú ý. Những dấu hiệu này có thể được nhận biết khi ngủ (ví dụ như tỉnh giấc và nhận thấy) hoặc sau khi thức dậy:

Xây xẩm mặt mày, chóng mặt

Tình trạng xây xẩm mặt mày và chóng mặt đột ngột là dấu hiệu cảnh báo cho việc lượng máu lên não giảm. Điều này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy mặt mày tối sầm, chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là khi ngồi xuống hoặc đứng lên. Thậm chí có thể bị ngã, gây tổn thương cho cả thể trạng và tinh thần.

Tê yếu tay chân

Các triệu chứng như tay chân bị tê khi ngủ có thể là một trong các dấu hiệu của đột quỵ khi ngủ. Đặc biệt, người bệnh nên cẩn trọng nếu triệu chứng này xuất hiện chỉ trên một bên cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng không thể cầm hoặc nắm được đồ vật.

Rối loạn giấc ngủ

Cơ thể mệt mỏi, đau đầu kéo dài, buồn nôn,...đó là những biểu hiện phổ biến gây ra tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn. Trong trường hợp này, chất lượng của giấc ngủ sẽ bị suy giảm, người bệnh sẽ khó có thể ngủ được. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ, khiến tâm trạng cáu gắt, cơ thể mệt mỏi,.. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh nhân về nguy cơ đột quỵ khi ngủ.

Cảm giác buồn nôn và đau đầu dữ dội

Có thể xảy ra ban đêm khi hoạt động của cơ thể giảm sút. Điều này làm cho độ nhớt trong máu tăng cao hơn, dễ hình thành các cục máu đông (huyết khối) gây tắc nghẽn hoặc thiếu máu não. Khi đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau đầu dai dẳng. Đây là những triệu chứng phổ biến xuất hiện ở người bị đột quỵ.

Chảy nước dãi một bên

Chảy nước dãi một bên là triệu chứng của sự ảnh hưởng đến vùng vỏ não do thiếu oxy hoặc thiếu máu. Tình trạng này gây rối loạn chức năng dưới lưỡi và có thể gây các triệu chứng như chảy nước dãi một bên, mắt xếch, nhếch miệng, thường xuyên ngáp ngủ.

Các dấu hiệu khác

Để tránh đột quỵ khi ngủ, cần lưu ý đến những biểu hiện như khó nói, bị khàn tiếng, mờ mắt, giảm thị lực đột ngột,...

Xem thêm: Chi tiết về các nhóm thuốc đột quỵ phổ biến

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ khi ngủ

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ khi ngủ: 

Tắm đêm trước khi đi ngủ

Nếu tắm trước khi đi ngủ vào buổi tối, nhiệt độ cơ thể sẽ bị thay đổi đột ngột, gây co mạch máu. Điều này cũng có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình lưu thông máu lên não, tăng nguy cơ đột quỵ.

Uống rượu bia trước khi ngủ

Việc thường xuyên uống rượu bia trước khi đi ngủ có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh đột quỵ khi ngủ. Thói quen này có thể làm tổn thương các mạch máu và gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến tình trạng cục máu đông. Bên cạnh đó, uống rượu bia trước khi đi ngủ cũng có thể làm tăng huyết áp đột ngột trong thời gian ngắn và gây ra đột quỵ.

Thói quen ăn đêm

Việc ăn đêm thường xuyên không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là khi ăn các món chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nước có ga,... Nếu tiếp tục duy trì thói quen này sẽ dễ gây ra tình trạng thừa cân, tăng nồng độ mỡ máu, dẫn đến hiện tượng xơ vữa động mạch, hình thành những cục máu đông dẫn đến đột quỵ.

Thường xuyên căng thẳng, lo lắng

Nỗi lo lắng, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ. Khi trạng thái căng thẳng kéo dài, hệ thần kinh sẽ bị kích thích và cơ thể sẽ tiết ra hormone tăng huyết áp, gây co thắt mạch máu não trong khoảng thời gian ngắn. Điều này gây tăng nguy cơ đột quỵ.

Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại trước khi đi ngủ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như khó ngủ, cảm giác mệt mỏi và tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ. Do đó, hạn chế sử dụng các thiết bị này trước khi đi ngủ là điều cần thiết để có được giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt.

Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều là nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ

Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều là nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ

Xem thêm: 5 dấu hiệu đột quỵ ở nữ bạn nên biết và cách phòng ngừa

4. Cách phòng ngừa đột quỵ khi ngủ

Ngoài việc tìm hiểu về các dấu hiệu của cơn đột quỵ khi ngủ, người bệnh cần biết cách phòng ngừa tình trạng này để bảo vệ sức khỏe của mình. Dưới đây là một số phương pháp giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ đột quỵ khi ngủ:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh

Thực hiện lối sống lành mạnh là phương pháp giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa nhiều bệnh tật, bao gồm cả đột quỵ khi ngủ.

Để chống đột quỵ khi ngủ, người bệnh cần:

  • Hạn chế thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ.
  • Cho cơ thể thời gian thư giãn và nghỉ ngơi, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày và tập luyện một cách vừa đủ.
  • Không tắm gội vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Bảo vệ cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh để tránh bị lạnh làm tăng huyết áp.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học để chống đột quỵ khi ngủ:

  • Ăn đủ và đúng bữa trong ngày, không ăn đêm và tránh ăn quá mặn, quá ngọt hoặc các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hoặc đồ ăn chế biến sẵn.
  • Bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia hoặc các thức uống có chứa chất kích thích.

Khám sức khỏe định kỳ

Việc thường xuyên đi khám sức khỏe giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Điều này giúp phát hiện kịp thời các nguy cơ gây ra đột quỵ và các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thần kinh, đặc biệt là những bệnh nhân bị tiểu đường. Hãy luôn chăm sóc cho sức khỏe của mình bằng cách đi khám định kỳ và thông báo với bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường.

5. Sản phẩm NattoEnzym giúp cải thiện tình trạng đột quỵ khi ngủ 

Bên cạnh những phương pháp giúp phòng ngừa đột quỵ khi ngủ trên, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng NattoEnzym của Dược Hậu Giang có tác dụng giúp giảm thiểu tình trạng xây xẩm mặt mày, chóng mặt, tê yếu tay chân làm giảm cục máu đông và xơ vữa động mạch hiệu quả, từ đó ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ khi ngủ. 

Đặc biệt, sản phẩm NattoEnzym DHG nhập độc quyền nguyên liệu từ nhà sản xuất JBSL - Phòng Thí nghiệm Khoa học Sinh học uy tín của Nhật Bản. Với việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định chất lượng, NattoEnzym là một sản phẩm bảo vệ sức khỏe tuyệt vời và đáng tin cậy đối với mọi đối tượng người dùng.

NattoEnzym có 3 loại sản phẩm nhận được chứng nhận JNKA từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) danh giá là: NattoEnzym Red Rice DHG, NattoEnzym 670FU DHG và NattoEnzym 1000 DHG.

Truy cập ngay fanpage NattoEnzym để được tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm!

An tâm mua sắm các sản phẩm NattoEnzym tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua tại gian hàng chính hãng của Dược Hậu Giang:

- Shopee: https://bit.ly/NattoEnzym-Shopee

- Tiki: https://bit.ly/NattoEnzym-Tiki

- Lazada: https://bit.ly/NattoEnzym-Lazada

Nguồn: Dược Hậu Giang

Review NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang có tốt không? - NattoEnzym Dược Hậu Giang

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook