Làm sao để nhận biết được bệnh nhân bị đột quỵ?

Đăng tải lúc 00:12, 25-12-2022

Đột quỵ là nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Nắm bắt kịp thời các triệu chứng của căn bệnh này sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị đột quỵ của người cao tuổi.

Phát hiện sớm các trường hợp đột quỵ sẽ giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Hiện nay, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng tăng dần tại Việt Nam, trung bình khoảng 2% mỗi năm.

Nguyên nhân gây ra đột quỵ?

Theo TS. BS Nguyễn Bá Thắng, trưởng Đơn vị Đột quỵ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, đột quỵ là một căn bệnh liên quan trực tiếp đến mạch máu não. Bệnh này gây ra sự cản trở trong việc cung cấp máu đến não, làm não ngưng hoạt động và các chức năng do não điều khiển cũng bị ngưng hoạt động theo.

Cần chú ý phòng tránh nguy cơ đột quỵ cho những người có các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và các rối loạn mỡ máu, bệnh tim, thừa cân, béo phì, người có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít vận động...đây là các yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Thêm vào đó, tuổi tác cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, nguy cơ đột quỵ càng lớn khi tuổi càng cao.

Tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn

Tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn

BS. CK2 Lê Trần Vinh, trưởng khoa Nội thần kinh tại Bệnh viện TP Thủ Đức, cho biết đột quỵ là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ ba và để lại nhiều di chứng gây tàn tật. Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngày càng trẻ hóa. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhưng nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đột quỵ não thường liên quan đến các yếu tố sau: huyết áp cao, bệnh tim (nhịp tim), bệnh tiểu đường, thừa cân béo phì, hút thuốc lá… và yếu tố di truyền.

Thời gian vàng là yếu tố then chốt trong quá trình điều trị đột quỵ. Tỷ lệ thành công và phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào việc bệnh nhân được chữa trị trong khoảng thời gian quan trọng này. Vì vậy, cấp cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ sớm nhất có thể sẽ giúp tăng khả năng phục hồi. Bác sĩ Vinh chia sẻ.

Bác sĩ Thắng cũng cho biết thêm rằng để phòng ngừa đột quỵ, chúng ta cần giữ cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách thường xuyên vận động, tập thể dục và thể thao. Chế độ ăn uống cũng cần được điều chỉnh hợp lý bằng cách tăng cường sử dụng rau xanh và giảm thiểu mỡ béo, đường bột. Ngoài ra, để tránh đột quỵ, nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia. Để phát hiện các yếu tố nguy cơ, chúng ta cần khám sức khỏe định kỳ và áp dụng biện pháp can thiệp kịp thời để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Theo TS.BS Thạch Thắng, nếu nhận biết được các triệu chứng đột quỵ và cấp cứu trong "thời gian vàng", bệnh nhân có cơ hội phục hồi chức năng sau tai biến. Tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe.

Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ trở thành người tàn tật, không còn khả năng tự chăm sóc bản thân và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ có 25-30% số người bệnh sau đột quỵ có thể tự đi lại và phục vụ bản thân; 20-25% gặp khó khăn khi đi lại và cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hàng ngày; 15-25% cần phải hoàn toàn dựa vào người khác.

Để phát hiện sớm cơn đột quỵ, chúng ta cần dựa vào những dấu hiệu ban đầu (được gọi là quy tắc FAST) sau đây:

F - Face (mặt): Người bệnh có thể bị tê liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi người bệnh cười mở miệng rộng.

A - Arm (cánh tay): Người bệnh khó vận động hoặc không thể vận động tay chân, bị tê liệt một bên cơ thể. Phương pháp xác định nhanh nhất là yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên và giữ lại cùng một lúc.

S - Speech (nói chuyện): Người bệnh nói khó, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường hoặc không hiểu lời nói.

T - Time (thời gian): Tranh thủ tối đa thời gian để đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc gọi xe cấp cứu kịp thời.

Hiện tại, việc điều trị đột quỵ tập trung vào cấp cứu. Dựa trên các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Có hai phương pháp để tiến hành cấp cứu và thông mạch máu. Phương pháp thứ nhất là sử dụng thuốc làm tan cục máu, tuy nhiên chỉ có thể sử dụng trong vòng 4-5 giờ kể từ khi người bệnh có triệu chứng đầu tiên.

Thứ hai là sử dụng các công cụ để thông mạch máu trong vòng 6 giờ sau khi xảy ra đột quỵ. Vì vậy, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để có thể can thiệp kịp thời.

Người bệnh cần được đưa đến cấp cứu trong thời gian sớm nhất để kịp thời can thiệp

Người bệnh cần được đưa đến cấp cứu trong thời gian sớm nhất để kịp thời can thiệp

Bác sĩ Vinh cho biết thêm, có 2 phương pháp để điều trị tắc/nhồi mạch máu não, đó là dùng thuốc tiêu sợi huyết (tiêu cục huyết khối) thường được áp dụng với các trường hợp trong khung giờ vàng (3 - 4.5 giờ) sau khi bệnh nhân mắc đột quỵ. Phương pháp thứ hai là kỹ thuật lấy huyết khối bằng dụng cụ trong vòng 6 giờ. Việc sử dụng phương pháp nào phù hợp tùy thuộc vào thời gian, kết quả chẩn đoán và tình trạng của bệnh nhân.

Bác sĩ khuyến cáo rằng trong khoảng 3 đến 4 giờ đầu sau khi mắc đột quỵ, nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời, thì cơ hội sống sót và phục hồi cao. Đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp... nếu phát hiện những dấu hiệu trên, gia đình nên chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm để hạn chế nguy cơ bệnh tình nặng thêm.

Lưu ý: Cả 3 sản phẩm NattoEnzym Dược Hậu Giang thuộc nhóm sản phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống NattoEnzym là NattoEnzym Red Rice, NattoEnzym 1000, NattoEnzym 670FU đều là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, quý khách hàng không nên nhầm lẫn hay gọi là các sản phẩm thuốc NattoEnzym, thuốc NattoEnzym Red Rice, thuốc NattoEnzym 1000, thuốc NattoEnzym 670FU, thuốc NattoEnzym Dược Hậu Giang, NattoEnzym của Nhật, ...công dụng và NattoEnzym 1000 ưu điểm là hỗ trợ phòng ngừa tai biến hoặc hỗ trợ phục hồi sau tai biến, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*NattoEnzym 1000 ăn được không? NattoEnzym Red Rice ăn có tốt không? NattoEnzym 670 đánh giá như thế nào? Là những câu hỏi khách hàng có sự quan tâm đặc biệt trong thời gian qua, chúng tôi xin chia sẻ như sau: "Sản phẩm Natto được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, có dạng viên nang nên hoàn toàn có thể dùng cho ăn hoặc uống."

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook