Nắng nóng oi bức: Làm việc quá sức, ăn nghỉ không điều độ, coi chừng đột quỵ

Đăng tải lúc 00:04, 21-04-2023

Mùa hè thường mang đến cho con người cảm giác khó chịu vì thời tiết oi bức. Trong giai đoạn này, tỷ lệ mắc đột quỵ cũng tăng lên đáng kể. Vậy tại sao nắng nóng lại có thể gây ra đột quỵ? Làm thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của nó? Chúng ta hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Làm việc quá sức, ăn nghỉ không điều độ làm đột quỵ gia tăng

Làm việc quá sức, ăn nghỉ không điều độ làm đột quỵ gia tăng

Nắng nóng gay gắt của mùa hè làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Tình hình này ngày càng trở nên nghiêm trọng khi cái nóng không giảm đi, thậm chí dự báo thời tiết cho biết nắng nóng trong năm nay sẽ ghi nhận kỷ lục.

Trước đây, mức nhiệt độ 30-35 độ đã được coi là rất gay gắt, nhưng từ đầu hè cho đến nay, chúng ta đã ghi nhận nhiệt độ vượt quá 40 độ. Ngay cả trên các mặt đường nhựa, nhiệt độ còn có thể lên tới 60 độ C. Dưới tác động của ánh nắng gay gắt, nguy cơ đột quỵ trở thành mối đe dọa lan rộng.

Thời tiết nắng nóng khiến mọi người tìm cách sử dụng thời gian mát mẻ buổi sáng để làm việc, gây ra hiện tượng nông dân làm việc trên cánh đồng vào ban đêm hoặc sáng sớm, điều này trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, không phải công việc nào cũng có thể thay đổi linh hoạt như vậy. Ví dụ, các anh công an đứng phân luồng giao thông trên đường, cô lao công quét rác, hay anh shipper giao đồ... Dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè, con người vẫn phải ra đường để kiếm sống, không có thời gian để thay đổi. Họ phải tranh thủ làm việc mà đôi khi cả bữa ăn cũng không được đảm bảo. Thậm chí, trời nóng còn làm mất đi sự ngon miệng khi ăn uống. Tình trạng làm việc quá sức và chế độ ăn uống không khoa học làm cho cơ thể trở nên yếu đuối, dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời, dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.

Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng thông qua việc tiết mồ hôi liên tục. Nếu không bù lại nước đầy đủ, máu có thể trở nên đặc do thiếu nước, gây tình trạng đông máu và tăng nguy cơ đột quỵ do tắc mạch. Nhiệt độ cao cũng có tác động làm tăng huyết áp để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng có thể xảy ra khi người ta di chuyển từ một môi trường mát mẻ như phòng điều hòa ra ngoài ánh nắng mặt trời, ví dụ như khi rời khỏi ô tô. Hiện tượng sốc nhiệt cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra đột quỵ trong những ngày nắng nóng oi bức của mùa hè

 

Làm việc quá sức, ăn nghỉ không điều độ làm đột quỵ gia tăng

 

Không chỉ thế, trong những ngày nắng nóng, người ta thường tụ tập đi uống bia nhằm giải nhiệt. Việc sử dụng bia và rượu thường xuyên trong thời gian dài cũng là một nguyên nhân làm tăng đáng kể tỷ lệ đột quỵ trong mùa hè.

Thật sự, những người già và trung niên từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ đột quỵ cao hơn trong những ngày nắng nóng. Vì vậy, đối với các nhóm này, cần đặc biệt lưu ý và hạn chế việc ra khỏi nhà trong thời gian trời nắng oi bức.

 

Làm gì để phòng tránh đột quỵ trong ngày hè nắng nóng?

Đột quỵ do nắng nóng phát triển nhanh chóng và có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, để phòng tránh đột quỵ trong ngày hè nắng nóng, hãy tham khảo một số lưu ý sau đây:

- Theo dõi dự báo thời tiết để biết mức độ nắng nóng và oi bức của ngày hôm sau. Dựa vào đó, điều chỉnh kế hoạch du lịch hoặc hoạt động ngoài trời cho cả gia đình.

- Hạn chế ra khỏi nhà trong khoảng thời gian từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi nhiệt độ nắng nóng đạt đến mức cao nhất.

- Khi phải ra ngoài trong thời tiết nắng nóng, hãy đảm bảo che chắn bằng cách đội mũ, đeo khẩu trang và mặc áo chống nắng.

- Trong nhà, hãy điều chỉnh nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 26-28 độ C, nếu có điều hòa. Nếu không có điều hòa, hãy sử dụng quạt để tạo không gian thoáng mát.

- Hãy uống đủ nước, đặc biệt là nước trái cây hoặc nước chứa các chất điện giải, để duy trì độ ẩm và cân bằng điện giải cơ thể.

- Hạn chế uống bia và rượu để giảm khát. Bia và rượu có thể gây mất nước và tăng nguy cơ đột quỵ.

- Cân nhắc sử dụng các sản phẩm chứa enzym nattokinase hoặc gạo đỏ lên men để dự phòng đột quỵ đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

 

Làm gì để phòng tránh đột quỵ trong ngày hè nắng nóng?

 

NattoEnzym -  Giải pháp từ thiên nhiên ngăn ngừa đột quỵ do nắng nóng

Có nhiều biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa đột quỵ do nắng nóng. Nhưng không phải lúc nào những biện pháp trên cũng được áp dụng. Với nhiều người, làm việc quá sức trong thời tiết nắng nóng là không tránh khỏi. Sự ra đời của NattoEnzym của Dược Hậu Giang chính là một giải pháp hữu ích cho tình trạng này.

Sản phẩm có thành phần chính là enzym nattokinase đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học ở nhiều nước trên thế giới về hiệu quả phá tan cục máu đông - nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ khi thời tiết nắng nóng. Nhờ đó, đem lại hiệu quả dự phòng đột quỵ.

Đặc biệt, thành phần Nattokinase được sản xuất theo một quy trình độc quyền của công ty JBSL (Nhật Bản), đã được cấp 3 bằng sáng chế tại Hoa kỳ và 2 bằng tại Nhật.

Theo quy trình này, thành phần nattokinase có độ tinh khiết cao hơn, cũng như loại bỏ được tạp chất vitamin K có tác dụng làm đông máu. Sản phẩm cũng được đóng dấu logo của JNKA - Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản như một chứng nhận về chất lượng, tính an toàn và nguồn gốc Nhật Bản.

 

NattoEnzym - Giải pháp dự phòng đột quỵ hiệu quả

NattoEnzym - Giải pháp dự phòng đột quỵ hiệu quả

 

NattoEnzym 670 FU có liều 3 viên tương đương với khoảng 2000 FU Nattokinase/ngày (sáng 1 viên, tối 2 viên). Sản phẩm thích hợp để dự phòng đột quỵ ở những người hay xây xẩm mặt mày do lưu thông máu kém, người có nguy cơ đột quỵ, tắc mạch do cục máu đông.

Hiện, NattoEnzym Dược Hậu Giang có 3 phiên bản giúp người bệnh thuận tiện sử dụng và lựa chọn hơn. Bạn có thể mua NattoEnzym tại các nhà thuốc hoặc đại lý phân phối của Dược Hậu Giang ở tất cả các tỉnh thành ở Việt Nam.

GPQC: 2097/2020/ XNQC-ATTP

Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook