Phương pháp điều trị, phục hồi chức năng sau tai biến

Đăng tải lúc 00:08, 04-08-2023

Tai biến (hay còn gọi là đột quỵ) là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của con người và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế, mỗi năm có hơn 200,000 ca tai biến và con số này đang tăng dần.

Phương pháp điều trị đột quỵ cũng như việc phục hồi sau tai biến luôn được chú trọng để giúp các bệnh nhân có thể trở lại hòa nhập với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Cần nhận biết, điều trị sớm để hạn chế tai biến cùng các di chứng nguy hiểm của tai biến và tránh tốn nhiều thời gian, nhiều chi phí để chữa trị.

I. Một số điều cần biết về căn bệnh tai biến

Tai biến là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới. Các di chứng nguy hiểm của bệnh này sẽ tốn nhiều chi phí cũng như thời gian để người bệnh có thể phục hồi lại như ban đầu. Một số di chứng có thể kể đến như: liệt, gặp khó khăn về nhai, nuốt, rối loạn hoạt động não,... 

1.Tai biến là bệnh gì?

Tai biến mạch máu não hay còn được gọi là đột quỵ, xảy ra khi lượng máu lên não bị giảm đột ngột hoặc bị tắc nghẽn làm ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, nặng hơn là dẫn đến chết não.

Có 2 loại tai biến thường gặp: 

- Nhồi máu não (thiếu máu cục bộ): Hầu hết các cơn đột quỵ đều là đến từ nguyên nhân thiếu máu cục bộ. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa xuất hiện gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu.

- Xuất huyết não (chảy máu não): Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi một động mạch trong não bị rò rỉ máu hoặc vỡ ra. Máu bị rò rỉ gây quá nhiều áp lực lên các tế bào não, khiến chúng bị tổn thương.

Phương pháp điều trị, phục hồi chức năng sau tai biến - Hai loại đột quỵ phổ biến

2. Đối tượng dễ mắc bệnh tai biến:

Tai biến mạch não có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là ở những đối tượng có bệnh hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, máu huyết và sau 40 tuổi thì nguy cơ đột quỵ tăng cao: 

- Bệnh nhân đang mắc tăng huyết áp.

- Người mắc bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ thiếu máu não.

- Người gặp các bệnh lý về tim như rung nhĩ, viêm màng trong tim, nhồi máu cơ tim.

- Người thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu.

- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.

- Người có tiền sử bị đột quỵ.

II.Phương pháp điều trị và phục hồi sau tai biến

Khi gặp tai biến, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và cần phát hiện kịp thời và áp dụng khung giờ vàng cứu sống bệnh nhân để tránh để lại nhiều di chứng không đáng, giúp bệnh nhân dễ hòa nhập với cuộc sống thường ngày hơn: 

1. Biến chứng thường gặp sau tai biến là gì?

Hầu hết, bệnh nhân sau đột quỵ sẽ gặp phải một số di chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày:

- Mất ngôn ngữ và rối loạn ngôn ngữ: Khả năng giao tiếp của bệnh nhân sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân gặp khó khăn khi hiểu và diễn đạt bằng lời nói với mọi người xung quanh.

- Mất khả năng vận động hoặc di chuyển khó khăn: Một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tai biến đó là mất khả năng vận động, hoặc việc di chuyển 1bằng chân sẽ bị hạn chế và khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Trường hợp nặng hơn nhưng cũng rất phổ biến đối với người bệnh sau khi tai biến đó là bị liệt tay, chân hoặc thậm chí là liệt cả người. 

- Nhức đầu kinh niên: Tình trạng nhức đầu kinh niên thường xảy ra với bệnh nhân mắc tai biến do xuất huyết não.

- Trầm cảm và tâm trạng thay đổi thường xuyên: Sau tai biến, bệnh nhân có thể bị suy giảm trí nhớ, khó ngủ và gặp khó khăn khi tiếp tục các hoạt động với gia đình và bạn bè. Những yếu tố này góp phần gây ra cho bệnh nhân cảm giác buồn bã, cáu kỉnh, cảm thấy bản thân vô dụng và thiếu năng lượng, khổng kiểm soát được hành vi của mình.

- Trường hợp nặng là bệnh nhân sẽ tử vong hoặc sống thực vật

Phương pháp điều trị, phục hồi chức năng sau tai biến - Mất khả năng vận động là biến chứng thường gặp sau tai biến

2. Phương pháp điều trị và phục hồi sau tai biến hiệu quả

Phục hồi chức năng sau đột quỵ thường bao gồm các liệu pháp như: 

- Liệu pháp ngôn ngữ: Cải thiện khả năng giao tiếp, lấy lại khả năng nghe, nói, và hiểu lời nói của người khác đã mất.

- Liệu pháp vật lý trị liệu bao gồm các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến: Giúp bệnh nhân học lại các kỹ năng vận động cơ bản, hoạt động phối hợp các chi, phòng ngừa co rút và biến dạng khớp. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ bệnh nhân học cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển như khung tập đi, gậy chống, xe lăn hoặc nẹp mắt cá chân.

- Liệu pháp nghề nghiệp: Liệu pháp này tập trung vào cải thiện các hoạt động hàng ngày như ăn, uống, mặc quần áo, tắm rửa, đọc và viết.

- Liệu pháp tâm lý: Hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng nhận thức như trí nhớ, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, kỹ năng xã hội và nhận thức về mức độ an toàn.

- Sử dụng thuốc điều trị: Dùng thuốc để điều trị các chấn thương não, triệu chứng trầm cảm hoặc vấn đề sức khỏe tâm thần khác liên quan đến cơn tai biến.

III. Những lưu ý bạn nên biết khi chăm sóc bệnh nhân tai biến

Bệnh nhân tai biến cần ít nhất 30 ngày để có thể dần phục hồi và tái hòa nhập với cuộc sống thường nhật. Việc chăm sóc bệnh nhân tốt sẽ giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi và tăng cường sức khỏe. 

1. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau tai biến:

- Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ và vitamin, hạn chế thức ăn có chất béo quá nhiều. Cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân nhiều rau củ quả, thịt trắng (gà, cá), các loại đậu, hạt (đậu xanh, óc chó…).

- Cần giúp đỡ bệnh nhân trong việc vận động và tập một số động tác nhẹ (phục hồi chức năng, vận động tay chân nhẹ nhàng như đưa tay qua đầu, nhấc chân cao…) trong giai đoạn đầu sau tai biến, rồi tăng dần độ mạnh của động tác và tập một số động tác phức tạp hơn để phục hồi các chi đã bị tổn thương (như đi bộ nhẹ nhàng). 

- Người nhà hay nhân viên y tế nên chú ý lăn trở bệnh nhân thường xuyên để phòng ngừa việc lở loét trên cơ thể do nằm tì đè trong thời gian lâu.

- Động viên, an ủi bệnh nhân thường xuyên để bệnh nhân giữ được một tinh thần vui vẻ, lạc quan tránh tình trạng rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu.

- Không hút thuốc lá và uống bia rượu để tránh nguy cơ tái phát bệnh.

2. Phương pháp phòng ngừa mắc bệnh tai biến:

Tai biến là căn bệnh nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong nên cần phòng ngừa sớm để hạn chế việc hình thành bệnh và hình thành các biến chứng sau tai biến sau này. Cần duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, bỏ các hoạt động xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

- Tập thể dục và vận động cơ thể mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

- Ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Không sử dụng các chất kích thích.

- Hạn chế tối đa việc tắm đêm (có thể tăng nguy cơ mắc tai biến cao).

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: 

- Không ăn nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol và chất béo. 

- Không sử dụng thức uống có cồn như nước ngọt, rượu bia,… 

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc và các loại đậu.

- Bổ sung nhiều loại vitamin cho cơ thể.

- Bổ sung món đậu tương lên men (Natto) vào khẩu phần ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.

Phương pháp điều trị, phục hồi chức năng sau tai biến - Natto có chứa nhiều hoạt chất nattokinase giúp tăng cường khả năng phòng chống đột quỵ

Sử dụng kết hợp các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu não, hỗ trợ phòng chống đột quỵ hiệu quả.

TPBVSK viên nang “NattoEnzym 670FU, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Gạo Đỏ - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản”, giúp cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân do thiểu năng tuần hoàn máu; hỗ trợ làm tan cục máu đông, tăng lưu thông khí huyết, hỗ trợ phòng ngừa các rối loạn liên quan đến cục máu đông do tắc mạch máu.

Đây là 3 sản phẩm đã đạt chứng nhận JNKA - chứng nhận cao nhất cho sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ được tạo ra từ nguồn nguyên liệu enzym nattokinase bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản - chứng nhận này được xem là chứng nhận danh giá nhất dành cho các sản phẩm từ nattokinase, các sản phẩm muốn đạt được chứng nhận này cần phải đảm bảo chất lượng tốt nhất từ nguồn gốc, quá trình sản xuất đến các nguyên liệu, phương thức đo lường. Công ty Dược Hậu Giang với tâm huyết, dày công nghiên cứu và đã đưa 3 sản phẩm này trở thành những sản phẩm duy nhất tại Việt Nam được cấp chứng nhận JNKA danh giá, hơn thế nữa, 3 sản phẩm này còn vượt qua các vòng kiểm định gắt qua mỗi năm để được tái cấp.

 

Để tìm hiểu thêm về tai biến mạch máu não và NattoEnzym, hãy liên hệ fanpage NattoEnzym để được tư vấn nhiệt tình và giải đáp mọi thắc mắc.

Nguồn: Dược Hậu Giang

Phương pháp điều trị, phục hồi chức năng sau tai biến - NattoEnzym Dược Hậu Giang

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA)

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook