Mùa lạnh cảnh giác nguy cơ tai biến, đột quy

Đăng tải lúc 00:12, 31-12-2022

Nguy cơ tai biến mạch máu não và đột quỵ thường gia tăng trong mùa lạnh. Do đó, bệnh nhân và người thân nên cẩn trọng với các triệu chứng của các bệnh đột quỵ trong mùa đông này.

Với lối sống hiện nay, nguy cơ tai biến đối với người trẻ cũng như người cao tuổi đang ngày càng tăng cao. Theo các chuyên gia tim mạch, tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) và nhồi máu cơ tim là hai căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao, do sự hình thành các cục máu đông gây ra tắc nghẽn động mạch.

Cảnh báo đột quỵ ở người mắc bệnh mạn tính và người trẻ

Trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện những trường hợp bệnh nhân đột quỵ ở độ tuổi rất trẻ, thậm chí là những người được cho là rất khỏe như các vận động viên thể thao. Ví dụ, vào đầu năm nay, người yêu thể thao phải chứng kiến một tai nạn đau lòng khi một vận động viên marathon mới 24 tuổi đã tử vong trong khi đang tham gia cuộc thi chạy tại Thành phố Hồ Chí Minh. Một số vận động viên bóng rổ cũng bị đột quỵ và tử vong khi đang thi đấu. 

PGS.TS. BS Cao cấp Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai cho biết, đột quỵ có thể do thiếu máu não cục bộ (liên quan đến các cục máu đông trong ngoại vi gây ra) hoặc do xuất huyết não (chảy máu). Người trẻ bị đột quỵ thường do dị dạng mạch máu não (đây là căn bệnh bẩm sinh), gây ra xuất huyết não.

Cảnh báo đột quỵ ở người mắc bệnh mạn tính và người trẻ

PGS.TS. BS cao cấp Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai (Nguồn: Báo Sức khoẻ Đời sống)

Làm sao để phát hiện sớm nguy cơ tai biến đột quỵ ở người trẻ? Theo PGS Cường, khi người trẻ có dấu hiệu đau đầu (uống thuốc vẫn không hết), mắt nhìn mờ... thì nên đi kiểm tra để chữa trị, tránh nguy cơ tai biến mạch máu não. Nếu có cảm giác luôn hồi hộp không rõ nguyên nhân, người bệnh cần kiểm tra rối loạn nhịp tim hoặc các bất thường về tim mạch.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tăng cholesterol, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, van tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường... có nguy cơ tai biến đột quỵ cao. Khi gặp thời tiết bất thường như nóng lạnh đột ngột hoặc ra vào nơi có thay đổi nhiệt độ, nguy cơ tai biến đột quỵ còn cao hơn.

Những quan niệm sai lầm trong phòng ngừa đột quỵ

Vào những ngày trời se lạnh hoặc dịp lễ tết, gặp nhau cuối năm, nhiều người thường mời nhau đi uống rượu với quan niệm “uống một chút cho ấm bụng”. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp tai biến, đột quỵ nặng xảy ra và thậm chí họ phải trả giá bằng tính mạng của mình. Vậy quan niệm uống rượu để làm nóng cơ thể, phòng đột quỵ vào mùa lạnh có đúng không?

Theo PGS.TS Tạ Mạnh Cường, quan điểm này hoàn toàn sai lầm và phản khoa học. Các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng, khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh và mặc quần áo không đủ ấm là rất nguy hiểm cho sức khỏe. Khi uống rượu thì cơ thể nóng lên, các mạch máu sẽ giãn ra, gặp trời lạnh, các mạch đột ngột co lại dẫn đến tăng huyết áp, nguy cơ tai biến, đột quỵ và tử vong rất cao. Nếu người dân mua phải rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc có thể gây ngộ độc hoặc xuất huyết não do rượu rất nặng mà hầu như không thể cứu chữa được.

Cấp cứu trong đột quỵ, tai biến mạch máu não có thể xem thời gian là vàng

Cấp cứu trong đột quỵ, tai biến mạch máu não có thể xem thời gian là vàng

PGS Cường cho biết rằng, trong thời tiết lạnh, không nên uống rượu vì điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe. Việc uống rượu không giúp giữ ấm cơ thể mà còn có thể dẫn đến các bệnh như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, gây tử vong. Do đó, tốt nhất là tránh xa rượu khi thời tiết lạnh.

Theo các chuyên gia về tim mạch, nguy cơ mắc các cơn tai biến hoặc đột quỵ sẽ tăng cao hơn ở những người lớn tuổi, những người có cơ thể suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và mắc các bệnh về tim mạch… lại uống rượu.

Hiện nay, vẫn có nhiều người cho rằng uống thuốc an cung có thể phòng chống đột quỵ tai biến hoặc tích trữ an cung để sử dụng trong trường hợp nhà có người bị đột quỵ. Tuy nhiên, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam khẳng định rằng không có phác đồ điều trị nào trên thế giới sử dụng thuốc an cung. "Chúng tôi cũng không khuyến khích việc sử dụng loại thuốc này". Việc sử dụng và tích trữ thuốc an cung là do người dân truyền tai hoặc theo kinh nghiệm của người khác.

Được biết, an cung chỉ có thể dùng trong trường hợp điều trị nhồi máu não. Còn đối với bệnh nhân bị xuất huyết não, sử dụng an cung có thể gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt, nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân. Do đó, khi không chắc chắn bệnh nhân bị đột quỵ loại nào, người dân không nên tự ý sử dụng thuốc.

Phòng tránh tai biến, đột quỵ thế nào?

Với những người mắc bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, không có cách nào khác ngoài việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tai biến hoặc đột quỵ não. Theo PGS Cường, người bị tăng huyết áp cần phải theo dõi và điều trị huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, người bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết để tránh biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, và người mắc rối loạn mỡ máu cần được theo dõi và điều trị.

Khi thời tiết trở lạnh đột ngột, những người đang bệnh hoặc sức khỏe yếu nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, tiếp xúc với không khí lạnh, thì nên mặc đủ ấm để bảo vệ sức khỏe.

PGS Cường khuyên: Để phòng ngừa đột quỵ, người bệnh cần ăn uống đúng chế độ dinh dưỡng. Nên tuân theo chỉ dẫn dinh dưỡng của bác sĩ và tránh ăn những thực phẩm có nhiều mỡ, đồ hộp hay phủ tạng động vật, bổ sung thêm rau xanh, uống đủ nước và ăn các loại trái cây chín để cải thiện sức khỏe. 

Khi gặp 4 dấu hiệu dưới đây (FAST), cảnh báo bạn có thể bị đột quỵ não. Cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp sớm và tránh các di chứng.

  • Liệt mặt (Face): Bệnh nhân có biểu hiện miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi - má mờ.
  • Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: Có thể kiểm tra bằng cách cho bệnh nhân giơ cả 2 tay thì một trong hai tay yếu hơn hoặc không nâng được.
  • Rối loạn ngôn ngữ (Speech): Bệnh nhân bỗng nói khó, nói không rõ hoặc không hiểu lời nói.
  • Thời điểm phát bệnh (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng NattoEnzym của Dược Hậu Giang - Giúp ngừa tai biến đột quỵ, Nguyên liệu Nhật Bản đã đồng hành cùng chương trình.

Lưu ý: Cả 3 sản phẩm NattoEnzym Dược Hậu Giang thuộc nhóm sản phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống NattoEnzym là NattoEnzym Red Rice, NattoEnzym 1000, NattoEnzym 670FU đều là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, quý khách hàng không nên nhầm lẫn hay gọi là các sản phẩm thuốc NattoEnzymthuốc NattoEnzym Red Ricethuốc NattoEnzym 1000thuốc NattoEnzym 670 FU, thuốc NattoEnzym Dược Hậu Giang, NattoEnzym của Nhật, ...và NattoEnzym phương pháp từ Nhật Bản là hỗ trợ phòng ngừa tai biến hoặc hỗ trợ phục hồi sau tai biến, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*NattoEnzym 1000 ăn được không? NattoEnzym Red Rice ăn có tốt không? NattoEnzym 670 đánh giá như thế nào? Là những câu hỏi khách hàng có sự quan tâm đặc biệt trong thời gian qua, chúng tôi xin chia sẻ như sau: "Sản phẩm Natto được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, có dạng viên nang nên hoàn toàn có thể dùng cho ăn hoặc uống."

Chia sẻ: chat facebook

chat Facebook